Phân tích mô hình SWOT đối với quản lý tín dụng tại Agribank chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.Phân tích mô hình SWOT đối với quản lý tín dụng tại Agribank chi nhánh

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Agribank cần phải luôn chú trọng cập nhật và ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động nói chung và hoạt động quản lý tín dụng bán lẻ nói riêng.

3.5. Phân tích mô hình SWOT đối với quản lý tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nhánh tỉnh Thái Nguyên

* Điểm mạnh

- Agribank là ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam. Ngân hàng có lịch sử hình thành phát triển từ nhiều năm, tạo được niềm tin và uy tín với người dân.

- Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch, do đó người dân lựa chọn ngân hàng sẽ tiện lợi cho việc giao dịch trên địa bàn tỉnh.

- Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có vị trí thuận lợi, nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên, là nơi tập trung đông dân cư, do đó việc phát triển khách hàng cũng gặp nhiều thuận lợi.

- Nền tảng khách hàng của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đông nên tạo điều kiện cho phát triển mạng tín dụng bán lẻ

- Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ

- Quy trình tín dụng bán lẻ của ngân hàng chặt chẽ, do việc việc quản lý tín dụng bán lẻ trong thời gian đạt được nhiều thành tích đáng kể, hạn chế được rủi ro.

- Các sản phẩm và chương trình tín dụng bán lẻ của ngân hàng đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại đối tượng khách hàng, do vậy ngân hàng được nhiều người lựa chọn.

* Điểm yếu

- Việc cập nhật khoa học – công nghệ tại ngân hàng vẫn còn hạn chế, chưa áp dụng được nhiều thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giải pháp ngân hàng số chưa được áp dụng hiệu quả tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

- Trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều chi nhánh ngân hàng khác. Các ngân hàng đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng. Nhiều chương trình tín dụng bán lẻ của các đơn vị cạnh tranh hấp dẫn, linh hoạt hơn của Agribank.

- Tỷ lệ dư nợ của Agribank tỉnh Thái Nguyên còn tương đối thấp

- Vẫn còn tình trạng nợ xấu, rủi ro tín dụng bán lẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ

- Một số cán bộ, nhân viên tín dụng bán lẻ trẻ, ít kinh nghiệm nên chưa xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhiều tình huống phát sinh, nên dẫn đến một số khách chưa hài lòng.

- Danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ tuy đã đa dạng nhưng vẫn còn thiếu nhiều sản phẩm mới, cập nhật và tạo được sự nổi bật, thu hút hơn các đơn vị cạnh tranh.

- Tác phong làm việc của một số nhân viên còn chưa thực sự chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, nhiệt tình với khách hàng. Người dân còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng là ngân hàng nông nghiệp nên làm việc sẽ chậm chạp, thiếu linh hoạt.

- Năng lực của một số cán bộ quản lý, cán bộ, nhân viên làm tín dụng bán lẻ vẫn còn hạn chế.

* Cơ hội

- Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có vị trí thuận lợi, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, nơi đông dân cư và kinh tế - xã hội phát triển, ổn định. Do đó Ngân hàng có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nhận được sự quan tâm sâu sắt từ Agribank. Đồng thời được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương.

- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank. Các chi nhánh này có thể trao đổi, liên kết, hỗ trợ và hợp tác với nhau.

* Thách thức:

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với các hoạt động của ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng bán lẻ nói riêng, buộc các ngân hàng Việt Nam phải quan tâm. Một số thách thức lớn đối với hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng như sau:

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an ninh bảo mật, đổi mới các kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng thích ứng với bối cảnh mới.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng có những điều chỉnh, chuyển đổi kịp thời, thay đổi về mô hình tổ chức, về các chương trình, chính sách tín dụng bán lẻ, các gói sản phẩm tín dụng để thích hợp với xu thế mới. Trong mọi thay đổi phải đảm bảo sự an toàn và bảo mật thông tin khách hàng, thông tin, dữ liệu của ngân hàng.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu mới về số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng làm công tác tín dụng bán lẻ. Để giải quyết những hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên và sắp xếp công việc cho một số lượng công nhân viên là một bài toán không hề dễ đối với ngành ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng.

- Trong quá trình ứng dụng các kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng, yêu cầu đặt ra là phải quản lý được những thay đổi và đảm bảo rằng các dịch vụ an toàn bên cạnh việc triển khai các dịch vụ mới cho các khách hàng.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng trong việc đầu tư phát triển trang thiết bị để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ số. Đây là công việc quan trọng, thiết yếu mang lại nhiều hiệu quả nhưng vấn đề chi phí là trở ngại mà các ngân hàng đáng quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 79)