Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng thu nhập từ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng thu nhập từ tín dụng bán lẻ

Mục đích của hoạt động tín dụng bán lẻ là mang lại thu nhập cho ngân hàng. Chính vì vậy chỉ tiêu thu nhập từ tín dụng bán lẻ là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy được hiệu quả và sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng bán lẻ.

Thu nhập của tín dụng bán lẻ là số tiền thu được từ hoạt động tín dụng bán lẻ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này. Doanh thu tín dụng bán lẻ có được từ các khoản thu phí, tiền lãi của khách hàng tín dụng bán lẻ. Các chi phí của hoạt động tín dụng bán lẻ bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ, nhân viên, chi phí vốn, chi phí quản lý, chi phí khấu hao và các chi phí khác.

Để có thể đánh giá được sự tăng trưởng một cách chính xác và toàn diện thì ngoài sử dụng số liệu tuyệt đối còn phải xem xét thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng trong mối quan hệ tương quan với thu nhập từ các hoạt động khác.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ trên tổng thu nhập (%) = Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ Tổng thu nhập × 100

Thông qua tỷ trọng của thu nhập từ tín dụng bán lẻ trong tổng thu nhập của ngân hàng có thể thấy được vị trí của hoạt động tín dụng bán lẻ trong ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ có tầm ảnh hưởng càng lớn, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, tỷ trọng này nhỏ sẽ cho thấy tín dụng bán lẻ chưa có ảnh hưởng lớn và chưa có vị trí quan trọng trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 35)