1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến tạo động lực cho người lao
1.1.4. Vai trò của công tác tạo động lực lao động trong doanh nghiệp
- Đối với người lao động:
Động lực lao động giúp NLĐ tăng năng suất lao động cá nhân: Người lao động
suất lao động cá nhân được nâng cao hơn trước và tăng thu nhập cho họ. Ngoài ra, người lao động có thể phát huy được tính sáng tạo khi có động lực trong công việc. Khi NLĐ cảm thấy thoải mái, sự sáng tạo trong công việc sẽ được phát huy ngoài mong đợi. Tạo động lực lao động giúp người lao động yêu thích công việc của mình và gia tăng sự gắn bó với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không phải mất nhiều
chi phí để giữ chân NLĐ. Không chỉ thế, một lợi ích nữa mà động lực mang đến cho người lao động đó chính là khi công việc được tiến hành thuận lợi thì người lao động
sẽ thấy được công sức của mình bỏ ra là có ích và đạt được hiệu quả cao. Điều đó khiến họ cảm nhận được ý nghĩa của công việc, cảm thấy mình quan trọng, có ích và từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân.
- Đối với tổ chức:
Tạo động lực lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà quản lý. Nó giống như là một bài toán với nhiều phương án giải quyết
khác nhau. Nếu đáp án của bài toán phù hợp với NLĐ thì lợi ích của tạo động lực mang lại cho tổ chức rất lớn. Tạo động lực lao động giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được nguồn nhân lực hiệu quả nhất và có thể khai thác khả nă ng tiềm ẩn của người lao động và nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức.
Doanh nghiệp biết tạo động lực lao động sẽ hình thành nên nguồn nhân lực quý giá với đội ngũ lao động giỏi, lành nghề, có tâm huyết, trung thành với tổ chức đồng thời
thu hút được nhiều nhân tài về làm việc trong tổ chức. Không chỉ vậy, khi người lao động có động lực trong công việc sẽ tạo ra một bầu không khí làm việc hăng say, thoải mái, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao uy tín và hình ảnh của
công ty.
- Đối với xã hội:
Mỗi cá nhân có các mục tiêu, mục đích của mình nhằm hướng đến một tương lai tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Động lực lao động giúp các cá nhân đó có thể thực hiện được mục tiêu, mục đích của mình. Khi đó, đời sống về vật chất và tinh thần của họ sẽ trở nên phong phú hơn, từ đó hình thành nên các giá trị mới, các giá trị tốt đẹp cho
xã hội. Đồng thời, các thành viên của xã hội được phát triển toàn diện và có cuộc sống hạnh phúc hơn khi các nhu cầu của họ được thỏa mãn. Động lực lao động còn
gián tiếp xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh hơn trên sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.