1.3. Các nội dung cơ bản của tạo động lực laođộng trong doanh nghiệp
1.3.6. Đánh giá kết quả tạo động lực làm việc cho người lao động
Sau khi tiến hành tạo động lực cho NLĐ thông qua việc áp dụng các biện pháp
nhằm thỏa mãn nhu cầu của NLĐ cần phải tiến hành đo lường và đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của NLĐ để từ đó có những điều chỉnh phù hợp kịp thời để duy trì và tăng động lực làm việc cho NLĐ. Động lực làm việc của NLĐ có thể được đo lường gián tiếp thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ bỏ việc, năng suất lao động của lao động...
Động lực lao động được đánh giá trực tiếp thông qua sự thỏa mãn và kết quả thực hiện công việc của NLĐ. Để đánh giá cụ thể xem động lực ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của NLĐ cần phải tiến hành điều tra bằng bảng hỏi. Từ việc xử lý và phân tích các kết quả tổng hợp từ bảng hỏi sẽ đánh giá được các biện pháp tạo động lực mà NLĐ đang theo đuổi và thỏa mãn ở mức độ nào. Sau khi đo lường mức độ thỏa mãn nhu cầu của NLĐ, tổ chức cần đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Tổ chức cần phải xác định lại nhu cầu của NLĐ vì lúc này có những nhu cầu cũ của NLĐ đã được thỏa mãn thì nhu cầu mới, ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện và tác động đến hành vi lao động của họ. Tiếp theo, lại thiết kế các biện pháp thỏa mãn nhu cầu mới, đo lường mức độ thỏa mãn nhu cầu. Quá trình trên phải được tiến hành lặp đi lặp lại liên tục để luôn đảm bảo xác định đúng nhu cầu của NLĐ và đưa ra các biện pháp tạo động lực có hiệu quả.
Một số tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực lao động:
- Mức độ hài lòng của người lao động
Mức độ hài lòng của người lao động là tiêu chí đầu tiên để đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động. Mục đích của công tác tạo động lực lao động chính là thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của người lao động, kích thích họ tích cực làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. Mức độ hài lòng của họ với với công tác này chính là thước đo mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác tạo động lực của doanh nghiệp. Người lao động có hài lòng thì chứng tỏ họ có động lực lao động và ngược lại. Nếu người lao động không hài lòng thì đồng nghĩa với việc công tác tạo
động lực lao động doanh nghiệp đang thực hiện không hiệu quả và cần điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của người lao động.
- Sự gắn bó của người lao động
Tạo động lực tốt sẽ khuyến khích cho người lao động làm việc chuyên tâm hơn và ít có suy nghĩ nhảy việc, tình nguyện gắn bó lâu dài với tổ chức, doanh nghiệp.
Các tiêu chí để đánh giá mức độ gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp như: thời gian làm việc tại doanh nghiệp, số lao động xin nghỉ hằng năm.
- Năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc
Năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động quyết định nhiều đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào việc thỏa mãn của người lao động. Người lao động được tạo động lực thì năng suất sẽ tăng, họ sẽ tích cực trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Người lao động không có động lực lao động
thì công việc trì trệ, năng suất không cao, chất lượng và hiệu quả công việc cũng đi xuống. Do đó, đây được xem là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động của doanh nghiệp.
- Tính tích cực, chủ động của người lao động trong công việc
Chỉ khi người lao động có động lực làm việc thì họ mới thể hiện sự tích cực, chủ động và sáng tạo của họ trong công việc. Tính tích cực, chủ động ấy được biểu hiện qua tính tự giác làm việc, hoàn thành công việc được giao đúng hạn, có chất lượng và hiệu quả mà không cần có sự giám sát chặt chẽ hay sự đốc thúc liên tục.
Tính tích cực, chủ động còn thể hiện qua sự năng động, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, chủ động giải quyết công việc, có trách nhiệm trong công việc và trong các mối quan hệ nơi làm việc. Họ có thể sẵn sàng đi sớm, về muộn,
đi công tác xa khi có yêu cầu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, thực hiện công việc của mình
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nghiên cứu tạo động lực lao động trong các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đánh giá được thực trạng và tiềm năng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chương 1 của khóa luận tập trung hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên
quan đến tạo động lực lao động, các nội dung của tạo động lực cũng như các biện pháp tạo động lực cho lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều quan điểm khác
nhau về tạo động lực lao động, trong phạm vi khóa luận, khái niệm được sử dụng là: “Tạo động lực trong lao động là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lí tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc”. Đây chính là tất cả các hoạt động, các biện pháp của tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đối với NLĐ của mình nhằm làm cho họ có động lực trong công việc
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG Lực LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DựNG