CHƯƠNG 2 : PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tham khảo từ quy trình điều tra bảng hỏi trong nghiên cứu các đề tài liên quan tới vấn đề xã hội học của tác giả De Vaus (2013).
Bốn giai đoạn được thể hiện trong hình 2.2 bao gồm:
- Xác định vấn đề mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng thang đo, thiết kế bảng hỏi
- Xử lý và phân tích dữ liệu
- Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Trong giai đoạn thứ nhất, tác giả đưa ra các khái niệm và các mô hình nghiên cứu đã được xây dựng và kiểm chứng có liên quan tới CLDV. Sau đó, tác giả đưa ra các khoảng trống nghiên cứu. Tiếp theo, các giả thuyết, mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, nhóm mẫu và các thang đo cũng lần lượt được trình bày cụ thể.
Trong giai đoạn thứ hai, các thang đo được tác giả áp dụng và hiệu chỉnh từ các nghiên cứu liên quan tới chất lượng dịch vụ (Parasuraman và cộng sự, 1988; Martijn C. Vos và cộng sự, 2019; Carlos A. Albacete-Sa'ez và cộng sự, 2007; Ahmad, 2016; Myeda, N. E., Kamaruzzaman, S. N., & Pitt, M, 2011; Paul C.S. Wu và cộng sự, 2011; Ly và Dũng, 2016). Đầu tiên, bảng hỏi được Việt hóa và chỉnh sửa phù hợp với ngữ cảnh và mục đích nghiên cứu. Sau đó, bảng hỏi này được thông qua ý kiến của Ban Quản lý chất lượng dịch vụ của công ty TNS Holdings. Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý, tác giả tiếp tục hoàn thiện bảng hỏi và khảo sát mẫu 20 phiếu để lấy ý kiến tiếp tục chỉnh sửa bảng hỏi cho phù hợp với cư dân tại các dự án của công ty. Sau khi thực hiệc các bước trên tác giả thu được bảng hỏi chính thức gồm 3 câu hỏi về phần thông tin các nhân và 51 câu hỏi về các biến cần quan sát.
của công ty tại 3 dự án mà công ty đang thực hiện “dịch vụ quản lý bất động sản” đó là: Goldmark City 136 Hồ Tùng Mậu, Goldsilk Complex 430 Vạn Phúc, Goldseason 47 Nguyễn Tuân nhằm khảo sát ý kiến của cư dân về chất lượng dịch vụ mà công ty đang cung cấp.
Trong giai đoạn thứ ba, tác giả xử lý và phân tích các dữ liệu đã thu thập được. Cụ thể các bước được thực hiện là loại bỏ các phiếu bị thiếu dữ kiện, mã hóa các dữ liệu thu được. Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định thông qua phần mềm IBM SPSS Statistics 26 và IBM SPSS AMOS 26., tác giả sử dụng mô hình cấu trúc SEM để hồi quy cho kết quả là bảng model fit thể hiện độ phù hợp của mô hình.
Trong giai đoạn thứ tư: tác giả tiến hành phân tích và viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Sau khi các kết quả phân tích tác giả tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu thu được và viết báo cáo hoàn thiện.
Hình 2.2 Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu
Xác định hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alnha ▼ Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích độ phù hợp của mô hình cấu trúc
Phân tích nhân tố khẳng định CFA