Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 97 - 121)

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Tính cần thiết X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

65 92,8 5 7,2 0 0 0 0 3.93 1

2 Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, phân phối thiết bị dạy học

54 77,1 14 20,0 2 2,9 0 0 3.74 3

3 Nâng cao hiệu quả khai thác,

sử dụng thiết bị dạy học 53 75,7 9 12,9 8 11,4 0 0 3.64 5 4 Nâng cao chất lượng công

tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học

48 68,6 20 28,6 2 2,8 0 0 3.66 4

5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học

57 81,5 11 15,7 2 2,8 0 0 3.79 2

Qua khảo sát cho thấy, tính cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ở mức cần thiết rất cao vì có điểm trung bình chung X là 3.75 (Min = 1, Max = 4). Trong đó mức độ rất cần thiết của các biện pháp chiếm 79,1%, tính cần thiết chiếm 16,9% và tính ít cần thiết chiếm 4,0%.

Tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá khác nhau. Đó là biện pháp “Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học” có điểm trung bình là 3.93; biện pháp này được đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao nhất là 92,8%; mức độ cần thiết chiếm 7,2% và không có ai đánh giá biện pháp này ở mức độ ít cần thiết. Biện pháp này xếp thứ bậc là 1.

Biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học” có điểm trung bình chung là 3.79; được đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm 81,5%. Biện pháp này xếp thứ bậc là 2.

Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, phân phối thiết bị dạy học” có điểm trung bình chung là 3.74; được đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm 77,1%. Biện pháp này xếp thứ bậc là 3.

Biện pháp “Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học” có điểm trung bình chung là 3.66; được đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm 68,6%. Biện pháp này xếp thứ bậc là 4.

Biện pháp “Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học” có điểm trung bình chung là 3.64; được đánh giá ở mức ít cần thiết cao nhất 11,4%. Biện pháp này xếp thứ bậc là 5.

Mức độ cần thiết của các biện quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định để phát

triển ĐNGV cần phải phối hợp cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những điểm mạnh riêng, hỗ trợ cho nhau.

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã đề xuất được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp Tính khả thi X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

43 61,4 18 25,7 9 12,9 0 0 3.48 2

2 Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, phân phối thiết bị dạy học

34 48,6 25 35,7 11 15,7 0 0 3.32 5

3 Nâng cao hiệu quả khai thác, sử

dụng thiết bị dạy học 42 60,0 16 22,9 12 17,1 0 0 3.43 3 4 Nâng cao chất lượng công tác

bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học

46 65,7 17 24,3 7 10,0 0 0 3.58 1

5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học

40 57,1 17 24,3 13 18,6 0 0 3.39 4

Điểm trung bình chung 58,6 26,6 14,8 0 3.44

Qua khảo sát cho thấy tính khả thi của của các biện pháp quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo hướng đạt chuẩn được đánh giá mức

độ khả thiX =3.44 (Min = 1, Max = 4). Trong đó mức độ rất khả thi của các biện pháp chiếm 58,6%, mức độ khả thi chiếm 26,6%, không khả thi chiếm 14,8%.

Biện pháp “Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học” có điểm trung bình là 3.58; được đánh giá rất khả thi chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biện pháp là 65,7%, xếp thứ bậc là 1.

Biện pháp “Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học” có điểm trung bình là 3.48 tính rất khả thi chiếm tỉ lệ là 61,4%, xếp thứ bậc là 2.

Biện pháp “Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học” có điểm trung bình là 3.43, tính rất khả thi chiếm tỉ lệ là 60%, xếp thứ bậc là 3.

Biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học” có điểm trung bình là 3.39, tính rất khả thi chiếm tỉ lệ là 57,1%, xếp thứ bậc là 4.

Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, phân phối thiết bị dạy học” có điểm trung bình chung là 3.32 và được đánh giá ở mức rất khả thi thấp nhất 48,6%; xếp thứ bậc 5.

Hầu hết 5 biện pháp đều được đánh giá rất khả thi và khả thi. Tóm lại, tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được đánh giá có sự khác nhau. Có biện pháp được đánh giá cần thiết, khả thi cao, có biện pháp được đánh giá ở mức cần thiết, mức khả thi thấp hơn.

Có thể biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đề xuất bằng biểu đồ sau:

3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Kết quả thăm dò về tính cần thiết, tính khả thi của các biệnpháp

Nhìn chung, các biện pháp quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được đánh giá là có tính cần thiết và có tính khả thi. Tuy nhiên, xét về từng biện pháp thì lại có sự khác biệt giữa tính cần thiết và tính khả thi. Đó là:

Biện pháp 1 được đánh giá là có tính tương quan cao, khi tính cần thiết và tính khả thi ở thứ bậc 1 và 2 với mức độ rất cần thiết là 92,8% và mức độ rất khả thi 61,4%.

Biện pháp 2 được đánh giá tính cần thiết ở thứ bậc 3, mức độ rất cần thiết chiếm 77,1% nhưng tính khả thi được đánh giá ở thứ bậc 5, mức độ rất khả thi của biện pháp này chỉ chiếm 48,6%.

Biện pháp 3 được đánh giá tính cần thiết ở thứ bậc 5, với mức độ rất cần thiết là 75,7%, tính khả thi ở thứ bậc 3 và mức độ rất khả thi là 60%.

Biện pháp 4 được đánh giá có tính cần thiết ở thứ bậc 4, mức độ rất cần thiết 68,6% nhưng tính khả thi ở thứ bậc 1 với mức độ rất khả thi là 65,7%.

Biện pháp 5 được đánh giá có tính cần thiết ở thứ bậc 2, mức độ rất cần thiết là 81,5% nhưng tính khả thi ở thứ bậc 4, với mức độ rất khả thi chỉ chiếm 57,1%.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, khảo sát những nội dung quản lý quản lý TBDH ở các trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, căn cứ vào những ưu điểm đạt được cũng như những tồn tại trong quản lý TBDH ở trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả luận văn đã đưa ra 5 biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Cụ thể: Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, phân phối thiết bị dạy học.

Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học.

Nếu thực hiện đồng bộ 5 biện pháp tại nhà trường thì Hiệu trưởng nhà trường sẽ quản lý tốt hơn công tác quản lý quản lý TBDH ở các trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, góp phần đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của bậc giáo dục THPT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT, đưa ra và phân tích một số khái niệm xuyên suốt toàn bộ đề tài như: quản lý và TBDH; Quản lý TBDH, quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; Nội dung quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT; Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến các nội dung quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT.

Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về thực trạng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và thực trạng quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Đồng thời, luận văn đã đánh giá thực trạng việc quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, chỉ ra những khó khăn, thuận lợi và tìm nguyên nhân của thực trạng đó.

Qua khảo sát cho thấy quá trình quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cần có những biện pháp tương ứng nhằm quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT.

Các biện pháp được đưa ra bao gồm:

-Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

-Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, phân phối thiết bị dạy học.

-Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học.

-Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học.

-Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học.

Tiến hành khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi cho thấy các biện pháp quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội mà tác giả đề xuất trong luận văn được đánh giá là có sự cần thiết và có tính khả thi.

Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau và để đạt được hiệu quả cao trong quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội chúng phải được tiến hành đồng bộ, tuy nhiên cũng có thể ưu tiên cho một biện pháp nào trội hơn tùy vào điều kiện của từng trường mà thấy là cần thiết nhất.

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND Thành phố Hà Nội

-Đầu tư xây dựng để các trường THPT có đủ TBDH theo quy định. Hỗ trợ kinh phí đầu tư trang bị và mua sắm TBDH cho các trường THPT theo hướng đạt chuẩn.

-Huy động sự tham gia tích cực của xã hội, cộng đồng vào quá trình xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là ủng hộ, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường.

2.2. Đối với Sở GD-ĐT Hà Nội

- Tham mưu với UBND thành phố đầu tư xây dựng để các trường THPT có đủ CSVC, phòng học bộ môn, các phòng thực hành, thí nghiệm theo quy định.

- Trang bị và cung cấp kịp thời TBDH trên địa bàn, đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng TBDH. Quan tâm trang bị các thiết bị, dụng cụ dạy học bộ môn, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất … cho các phòng thực hành, thí nghiệm của các trường THPT.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá xếp loại công tác đầu tư, bảo quản, sử dụng TBDH của các trường THPT theo tinh thần của các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên.

2.2. Đối với các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

2.2.1. Đối với Hiệu trưởng

- Tích cực tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và đào tạo, Hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư xây dựng CSVC, đầu tư trang bị, mua sắm TBDH. Tích cực và làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giúp mọi người hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý TBDH trong giảng dạy và học tập. Nhà trường cần theo dõi chặt chẽ, giúp đỡ kịp thời, tạo điều kiện tốt cho giáo viên trong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng và quản lý TBDH.

- Quan tâm, động viên nhiều hơn nữa đến đời sống của đội ngũ cán bộ quản lý TBDH để họ có động lực yên tâm công tác, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Lựa chọn các cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao để làm công tác quản lý TBDH.

2.2.2. Đối với cán bộ phụ trách thiết bị dạyhọc

Cán bộ phụ trách TBDH là những người trực tiếp thực hiện việc bảo quản TBDH trong nhà trường vì vậy đội ngũ này cần luôn nỗ lực học hỏi, đúc rút kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý TBDH.

Bổ sung và cập nhật thường xuyên các văn bản quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục liên quan đến quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 97 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)