định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu hiệu quả công tác quản lý việc bảo quản, sửa chữa việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới
TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL %
1 Lập kế hoạch quản lý bảo quản,
sửa chữa TBDH 90 88,2 12 11,8 0 0 2.89
2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản
lý bảo quản, sửa chữa TBDH 81 79,4 21 20,5 0 0 2.8 3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản
lý bảo quản, sửa chữa TBDH 88 86,3 14 13,7 0 0 2.86 4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
kế hoạch quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH
Số liệu khảo sát tại Bảng 2.15 cho thấy, thực trạng quản lý việc việc bảo quản, sửa chữa TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện ở mức độ khá có điểm trung bình khá. Trong đó:
Hoạt động lập kế hoạch quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH với 2.89 điểm trong đó 88,2% đánh giá thực hiện thường xuyên, 11,8% đ đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH với 2.86 điểm trong đó 86,3% đánh giá thực hiện thường xuyên, 13,7% đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện, điều đó đã nói lên rằng, trong quá trình quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội người hiệu trưởng đã chú ý đến hoạt động lập kế hoạch và kiểm tra TBDH và được CBQL cũng như GV đánh giá cao hiệu quả của những hoạt động này.
Đối với những hoạt động được xếp thứ bậc thấp như: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH với 2.73 điểm trong đó 72,5% đánh giá thực hiện thường xuyên, 27,5% đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH với 2.80 điểm trong đó 79,4% đánh giá thực hiện thường xuyên, 20,5% đánh giá thực hiện không thường xuyên, 0% đánh giá không thực hiện. Điều đó cho thấy, trong quá trình quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội người hiệu trưởng đã chú ý đến hoạt động lập kế hoạch và kiểm tra TBDH và được CBQL cũng như GV đánh giá cao hiệu quả của những hoạt động này. Tuy nhiên nhiều trường chưa có kế hoạch dự trù kinh phí thường niên cho hoạt động sửa chữa, bảo quản TBDH cũng như kế hoạch chỉ đạo công tác tự làm TBDH còn hạn chế.
2.4.4.1. Thực trạng việc lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu hiệu quả công tác lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.15. Lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng
THPT huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng quy chế, quy trình bảo quản, sửa chữa TBDH và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế
43 42,1 47 46 12 11,9 0 0 3.3
2 Lập hệ thống sổ sách quản lý, theo dõi việc sử dụng TBDH đã trang bị trong các trường.
50 49 42 41,2 10 9,8 0 0 3.39
Số liệu khảo sát tại bảng 2.15 cho thấy, thực trạng lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện ở mức khá, trong đó:
Hoạt động “Lập hệ thống sổ sách quản lý, theo dõi việc sử dụng TBDH đã trang bị trong các trường” được đánh giá cao hơn với 3.39 điểm, hoạt động được đánh giá thấp hơn “Xây dựng quy chế, quy trình bảo quản, sửa chữa TBDH và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế” với 3.3 điểm. Sở dĩ như vậy là do do đội ngũ nhân viên quản lý TBDH và phòng học chức năng, chủ yếu làm việc bằng tự học và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc mà chưa được học một cách bài bản quy trình quản lý TBDH. Hàng năm các trường chưa có kế hoạch dự trù mức kinh phí thường niên cho việc sữa chữa, bảo quản những TBDH đã bị hư hỏng nặng.
2.4.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác tổ chức quản lý việc bảo quản, sửa chữa việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.16. Tổ chức thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng
THPT huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Giao cho cán bộ (GV) phụ trách TBDH trực tiếp quản lý bảo quản TBDH trong trường
80 78,4 19 18,6 3 3 0 0 3.75
2 Bố trí sắp xếp nhân sự làm nhân viên thiết bị, thí nghiệm và tạo điều kiện để nhân viên thiết bị, thí nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành và tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
75 73,5 20 19,6 7 6,9 0 0 3.7
3 Chuẩn bị CSVC như phòng kho, tủ, giá tốt để sắp xếp, bảo quản TBDH đủ diện tích, kiên cố và an toàn.
70 68,6 26 25,5 6 5,9 0 0 3.6
Số liệu khảo sát tại bảng 2.16 cho thấy, thực trạng tổ chức thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện ở mức khá với 3.68 điểm, trong đó:
Nội dung được đánh giá cao nhất là “Giao cho cán bộ (GV) phụ trách TBDH trực tiếp quản lý bảo quản TBDH trong trường” với 3.75 điểm. Nội dung “Bố trí sắp xếp nhân sự làm nhân viên thiết bị, thí nghiệm và tạo điều kiện để nhân viên thiết bị, thí nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành và tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ” được đánh giá thấp hơn với 3.7 điểm và nội dung được đánh giá thấp nhất là “Chuẩn bị CSVC như phòng kho, tủ, giá tốt để sắp xếp, bảo quản TBDH đủ diện tích, kiên cố và an toàn”. Nguyên nhân của kết quả này là do nhiều trường còn thiếu phòng kho chứa TBDH làm ảnh hưởng lớn đến việc cất giữ, bảo quản TBDH. Sự thiếu hụt nhân lực của bộ phận quản lý TBDH, chỉ do một GV kiêm nhiệm phụ trách, không có đủ thời gian để vừa thực hiện công tác giảng dạy chuyên môn, vừa quản lý TBDH. CBQL quản lý TBDH là GV kiêm nhiệm, chưa có chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý.
2.4.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác chỉ đạo quản lý việc bảo quản, sửa chữa việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.17. Chỉ đạo thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng
THPT huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %
1 Việc bảo dưỡng TBDH được thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBDH
51 50 41 40,2 10 9,8 0 0 3.40 2 Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, bảo
dưỡng trong hè và bảo dưỡng TBDH ngay sau khi sử dụng
Số liệu khảo sát tại bảng 2.17 cho thấy, thực trạng chỉ đạo thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện ở mức khá, trong đó:
Nội dung được đánh giá cao nhất là “Việc bảo dưỡng TBDH được thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBDH” với 3.4 điểm. Nội dung “Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng trong hè và bảo dưỡng TBDH ngay sau khi sử dụng” được đánh giá thấp hơn với 3.35 điểm. Nguyên nhân của kết quả này là do TBDH thường xuyên bị hư hỏng, số lượng TBDH hư hỏng còn ứ đọng nhiều, chưa được sửa chữa, thay mới nhanh chóng, kịp thời. Một số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được. TBDH bị hư hỏng nhiều, không được sửa chữa kịp thời dẫn đến tình trạng thiếu TBDH, đặc biệt là các máy móc khó sử dụng và sửa chữa một phần do nhà trường chưa có các qui định chặt chẽ, nghiêm khắc trong việc cất giữ, bảo quản TBDH. Chế độ thực hiện không đảm bảo theo yêu cầu của nhà sản xuất đề ra. Việc sửa chữa kịp thời các trang thiết bị là để tạo ra sự hoạt động bình thường trong nhà trường. Bởi vậy, cần phải đưa ra định mức tiêu chuẩn và những nguyên tắc phân phối tài chính cho sửa chữa cơ bản và sửa chữa thường xuyên và phải tính đến nguồn tài chính cần thiết cho mục đích này.
2.4.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá quản lýviệc bảo quản, sửa chữa việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.18. Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở
các trƣờng THPT huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng bộ tiêu chí quản lý bảo quản, sửa chữa dựa trên những mục tiêu đã được phát biểu trong kế hoạch sử dụng TBDH
63 61,8 31 30,4 8 7,8 0 0 3.54
2 Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: thực hiện bảo quản, sửa chữa theo các tiêu chí đã xây dựng
69 67,6 23 22,6 10 9,8 0 0 3.58
3 Kiểm tra, đánh giá theo quy định quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH của nhà trường hằng năm
64 62,7 26 25,5 12 11,8 0 0 3.51
4 Điều chỉnh kịp thời các phương thức bảo quản, sửa chữa TBDH phù hợp với mục tiêu của mỗi môn học trong nhà trường khi có sai sót
66 64,7 28 27,5 8 7,8 0 0 3.57
Số liệu khảo sát tại bảng 2.18 cho thấy, thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện ở mức khá, trong đó:
Nội dung được đánh giá cao nhất là “Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: thực hiện bảo quản, sửa chữa theo các tiêu chí đã xây dựng” với 3.58 điểm. Nội dung “Sau khi kiểm tra, khi phát hiện ra những sai sót, lãnh đạo nhà trường biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đối tượng có liên quan, tìm
ra nguyên nhân của thực trạng và để điều chỉnh kịp thời các phương thức bảo quản, sửa chữa TBDH phù hợp với mục tiêu của mỗi môn học trong nhà trường” được đánh giá thấp hơn với 3.57 điểm và nội dung được đánh giá thấp nhất là “Kiểm tra, đánh giá theo quy định quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH của nhà trường hằng năm”. Nguyên nhân của kết quả này là do công tác quản lý chưa chặt chẽ của các nhà trường, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra hoạt động bảo quản, sửa chữa TBDH còn mang tính chung chung, hình thức; chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng tiêu chí đánh giá cũng như kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý khi phát hiện sai sót, công tác giao nhận TBDH chưa chặt chẽ dẫn đến mất mát, hỏng hóc TBDH.