theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Trong việc thực hiện bất kỳ công việc nào, để đảm bảo thành công thì việc đầu tiên là những người tham gia thực hiện công việc đó phải có nhận thức đúng đắn về việc mình tham gia thực hiện. Trong quản lý TBDH cũng vậy, CBQL, GV, HS là những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý TBDH trong hoạt động dạy học của mình, bản thân họ phải thấy được lợi ích và tầm quan trọng của TBDH trong việc dạy học của nhà trường.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rất quan trọng
Quan trọng Bình thường Không quan
trọng
CBQL GV HS
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thôngmới
Tác giả đã tiến hành khảo sát ba đối tượng trực tiếp liên quan đến quản lý TBDH, đó là CBQL, GV, HS ở các trường THPT. Kết quả khảo sát cho thấy tổng hợp ý kiến của cả 3 đối tượng về đa số đã nhận thức được tầm quan trọng của quản lý TBDH. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa hoàn toàn thấy được tầm quan trọng của hoạt động quản lý TBDH, chưa thấy được vị trí, vai trò và lợi ích của việc quản lý TBDH trong hoạt động dạy học ở nhà trường theo định hướng giáo dục phổ thông mới.
Trong 3 đối tượng được khảo sát thì chúng tôi nhận thấy rằng CBQL và GV có nhận thức rất đúng về tầm quan trọng của việc quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường (100% cho rằng quan trọng và rất quan trọng). Riêng HS là đối tượng có nhận thức thấp hơn cả về tầm quan trọng của việc quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường. Có đến trên 5,7% đối tượng này cho rằng quản lý TBDH trong nhà trường là không quan trọng và 31,4% cho rằng bình thường. Sở dĩ các em HS chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lý TBDH là do các em chưa hiểu hết được ý nghĩa của các THDH đối với hoạt động dạy học trong nhà trường.
2.4.2. Thực trạng quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu hiệu quả quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung hoạt động quản lý mua sắm, trang bị TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới
TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH 90 88,2 12 11,8 0 0 2.89 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
74 72,5 28 27,5 0 0 2.73
3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
81 79,4 21 20,5 0 0 2.8
4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
88 86,3 14 13,7 0 0 2.86
Số liệu khảo sát tại Bảng 2.4 cho thấy hoạt động lập kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH với 2.89 điểm trong đó 88,2% đánh giá thực hiện thường xuyên, 11,8% đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH với 2.86 điểm trong đó 86,3%
đánh giá thực hiện thường xuyên, 13,7% đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện, điều đó đã nói lên rằng, trong quá trình quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội người hiệu trưởng đã chú trọng đến hoạt động lập kế hoạch; kiểm tra, đánh giá TBDH hơn các hoạt động chỉ đạo và tổ chức hoạt động quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH.
Đối với những hoạt động được xếp thứ bậc thấp như: Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH với 2.73 điểm trong đó 72,5% đánh giá không thực hiện, 27,5% đánh giá không thực hiện và 0% đánh giá không thực hiện. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH với 2.80 điểm trong đó 79,4% đánh giá không thực hiện, 20,5% đánh giá không thực hiện, 0% đánh giá không thực hiện. Nguyên nhân của kết quả đánh giá này do việc tổ chức, chỉ đạo trong các nhà trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội là đã được CBQL quan tâm, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.
2.4.2.1. Thực trạng lập kế hoạch trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác lập kế hoạch hoạt động quản lý mua sắm, trang bị TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.5. Lập kế hoạch trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT
huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung TBDH bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí
51 49 41 40,2 10 10,8 0 0 3.0
2 Trong kế hoạch nêu rõ số lượng, chủng loại TBDH cần mua mới, bổ sung, sữa chữa, làm mới; dự trù về mức kinh phí, nguồn kinh phí, quá trình, thời gian thực hiện, người thực hiện
69 67,7 33 32,3 0 0 0 0 3.68
3 Kế hoạch được thông qua lãnh đạo nhà trường và Hội đồng giáo dục để đưa vào thực hiện
58 56,9 39 38,2 5 4,9 0 0 3.52
Số liệu khảo sát tại bảng 2.5 cho thấy, thực trạng lập kế hoạch việc trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện ở mức độ khá:
Hoạt động được đánh giá cao nhất là “Trong kế hoạch nêu rõ số lượng, chủng loại TBDH cần mua mới, bổ sung, sữa chữa, làm mới; dự trù về mức kinh phí, nguồn kinh phí, quá trình, thời gian thực hiện, người thực hiện” với 3.68 điểm và hoạt động được đánh giá thấp nhất là “Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung TBDH bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí” với 3.0 điểm. Qua đây có thể thấy việc lập kế hoạch mua sắm,
trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội chưa đưa đánh giá cao do đội ngũ CBQL các trường chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng về quản lý, CBQL thiếu cập nhật thông tin về các văn bản quản lý mà Bộ đã ban hành.
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác tổ chức hoạt động quản lý mua sắm, trang bị TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.6. Tổ chức thực hiện việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT huyện
Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Xác định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho mỗi cá nhân, bộ phận thực hiện theo đúng nội dung của kế hoạch mua sắm TBDH
80 78,4 19 18,6 3 3 0 0 3.75
2 Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH.
75 73,5 20 19,6 7 6,9 0 0 3.6
Số liệu khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy, thực trạng tổ chức thực hiện việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thực hiện ở mức độ tốt, trong đó: hoạt động được đánh giá cao hơn với 3.75 điểm là
“Xác định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho mỗi cá nhân, bộ phận thực hiện theo đúng nội dung của kế hoạch mua sắm TBDH” và thấp hơn với 3.6 điểm là “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH”.
Với các nội dung đều được đánh giá cao và số điểm tương đương nhau do CBQL các trường đã chú trọng đến công tác tổ chức mua sắm, trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
2.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động quản lý mua sắm, trang bị TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.7. Chỉ đạo thực hiện việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT
huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch 58 56,9 39 38,2 5 4,9 0 0 3.52 2 Hỗ trợ, giúp đỡ, động
viên, khuyến khích khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch
50 49,0 42 41,2 10 9,8 0 0 3.29
mua sắm, trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thực hiện ở mức độ khá, trong đó:
Nội dung được đánh giá cao nhất với số điểm 3.52 là “Giám sát chặt chẽ” quá trình thực hiện kế hoạch”, nội dung được đánh giá thấp hơn với 3.29 điểm là “Hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch”. Hoạt động này chưa được đánh giá cao do CBQL chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
2.4.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý mua sắm, trang bị TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng
THPT huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %
1 Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: việc mua sắm TBDH đúng theo kế hoạch đã xây dựng
69 67,6 23 22,6 10 9,8 0 0 3.58
2 Lãnh đạo nhà trường đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện có sai sót trong mua sắm, trang bị TBDH.
Số liệu khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy, thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý việc kiểm tra, đánh giá việc mua sắm, trang bị TBDH theo định