hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT
a) Lập kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, HS, các trường THPT phải tiến hành lập kế hoạch trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH cho nhà trường. Ngoài TBDH được cấp phát, nhà trường phải có kế hoạch để mua sắm, bổ sung để đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại theo Bộ GD&ĐT quy định danh mục TBDH tối thiểu cho bậc THPT.
Các trường cần tiến hành rà soát về số lượng, chủng loại, chất lượng TBDH hiện có và đối chiếu với danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cũng như nhu cầu bổ sung để đa dạng hoá TBDH Trước khi lập kế hoạch xây dựng mua sắm, bổ sung TBDH bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí;
Trong kế hoạch phải nêu rõ chủng loại, số lượng TBDH cần mua mới, sữa chữa, làm mới; dự trù về kinh phí, quá trình, thời gian, người thực hiện.
Kế hoạch sau khi được lập phải thông qua ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng giáo dục để đưa vào thực hiện.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
- Phân công cho 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng CSVC, TBDH trong nhà trường.
- Phân công, giao nhiệm vụ cho các phòng/ban hay bộ phận cụ thể trong việc mua sắm, bổ sung TBDH.
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH.
- Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận đã bám sát với mục tiêu của kế hoạch để có thể tiến hành hoạt động đạt được chất lượng.
c) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Trong quá trình thực hiện, CBQL nhà trường cần thường xuyên bám sát vào kế hoạch đã xây dựng để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời các cá nhân, bộ phận hoàn thành kế hoạch.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, vắng mắc trong quá trình thực hiện;
- Kịp thời động viên, khích lệ, lắng nghe ý kiến góp ý, chia sẻ.
d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng và thông qua cần tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua kiểm tra, đánh giá để từ đó thấy được những việc đã làm được và những hạn chế còn tồn tại để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng TBDH cho nhà trường.
1.4.2. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT
a) Lập kế hoạch quản lý việc sử dụng TBDH
Có 4 bước cho việc lập kế hoạch sử dụng TBDH trong nhà trường: Bước 1. Nhận thức đầy đủ yêu cầu của cấp trên thông qua các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn…về vấn đề quản lý TBDH hiệu quả trong hoạt động dạy học để xây dựng kế hoạch hợp lý, hợp lệ và tuân thủ những yêu cầu của đơn vị cấp trên về thời gian cũng như hình thức của kế hoạch, tạo sự đồng bộ đối với các trường khác. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và tình hình của nhà trường mà CBQL, giáo viên sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH phù hợp, khả thi. Cụ thể:
• Nắm rõ các văn bản quy định về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, xây dựng được các kịch bản về thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị trường học,
từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hợp lý cho các cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học.
• Hiểu rõ về thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị trường học đang quản lý, sử dụng từ đó có kế hoạch cụ thể để sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Sắp xếp, bố trí thiết bị dạy học hợp lý, ngăn nắp. Sàng lọc những thiết bị đã hư hỏng sau mỗi lần sử dụng để có phương án mua sắm bổ sung.
Bước 2. Phân tích tình hình TBDH tại nhà trường trong những năm qua để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch hoạt động sắp tới.
Bước 3. Xác định một các rõ rang và đầy đủ các nguồn lực cần thiết thực hiện các hoạt động quản lý sử dụng TBDH
Bước 4. Xây dựng mục tiêu, phương hướng hoạt động và nội dung kế hoạch. Nội dung kế hoạch phải có thời gian, hoạt động cụ thể, các yêu cầu cho từng hoạt động, qui định tiến trình báo cáo và nhất thiết có các yêu cầu, chuẩn kiểm tra, đánh giá.
Xác định các giải pháp thực hiện sát với mục tiêu để kế hoạch sử dụng TBDH trong nhà trường được thực hiện khả thi và hiệu quả.
b)Tổ chức thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH
+ Xác định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho mỗi cá nhân, bộ phận thực hiện theo đúng nội dung của kế hoạch, trên cơ sở qui định của Bộ giáo dục và đào tạo về nguồn lực phục vụ cho công tác thiết bị và để giúp mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu; nội dung kế hoạch sử dụng TBDH, tránh sự chồng chéo quyền hạn, công việc và tình trạng bỏ sót công việc không có người phụ trách là vai trò của chức năng tổ chức trong quản lý. Để thực hiện tốt yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay cần phải có sự phân cấp quản lý chuyên trách TBDH đến giáo viên để khai thác và kiểm tra tối đa hiệu quả sử dụng TBDH. Quản lý sử dụng TBDH cần phân chia trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo phù hợp với chuyên môn của người đảm trách và cân đối công việc giữa các đối tượng thực hiện nhiệm vụ.
+ Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý TBDH.
Giáo viên sẽ là người trực tiếp và chủ động sử dụng TBDH, hướng dẫn học sinh sử dụng TBDH cần thiết cho mỗi nhiệm vụ học tập cụ thể. Nhân viên quản lý TBDH hoặc giáo viên phụ trách công tác thiết bị hỗ trợ quá trình sử dụng, đồng thời cũng là người giám sát hoạt động sử dụng TBDH. Tổ trưởng chuyên môn, Phó hiệu trưởng chuyên môn hoặc Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất sẽ phụ trách quan sát, kiểm tra tình hình sử dụng TBDH. Hiệu trưởng sẽ là người quản lý tổng thể kết quả của quá trình sử dụng TBDH đưa ra đánh giá, phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới trên cơ sở lắng nghe ý kiến, phản hồi của các đối tượng trên. Đặc biệt trong Chương trình GDPT mới cần đào tạo GV dạy các môn học mới chưa có trong chương trình hiện hành như: chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy các môn có tính tích hợp gắn với sử dụng TBDH.
+ Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận là yêu cầu quan trọng khi tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH và sự phân công này cần bám sát với mục tiêu của kế hoạch để có thể tiến hành hoạt động đạt được chất lượng.
c) Chỉ đạo thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH
+ Dựa trên kế hoạch sử dụng TBDH đã được xây dựng từng năm để bám sát và xây dựng các chế tài khen thưởng khuyến khích hoặc khiển trách quá trình dạy học “chay” của giáo viên.
+ Thực hiện việc thông báo đến tập thể giáo viên các TBDH hiện có của nhà trường để giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết, hướng dẫn giáo viên sử dụng TBDH đúng cách, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.Các công việc đã được lên kế hoạch và cần phải thông báo tới bộ phận đảm trách sao cho rõ ràng và dễ hiểu nhất, truyền cảm hứng, giúp đỡ họ thực hiện tốt phần việc của mình thay vì chỉ giao nhiệm vụ và yêu cầu thực hiện đúng kế hoạch.
Ban giám hiệu chỉ đạo tập thể nhà trường thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH, cùng với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên rà soát lại chương trình, nội dung, phương pháp học của từng khối và từng lớp học cụ thể để nắm bắt yêu cầu sử dụng TBDH và đáp ứng kịp thời những yêu cầu đó, nhằm phục vụ tốt hoạt động dạy và học.
Xây dựng các hướng dẫn, quy định sử dụng TBDH và thông báo những văn bản này đến các cá nhân, bộ phận có liên quan. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên và học sinh sử dụng TBDH.
Cần phải xây dựng các chính sách khuyến khích, khen thưởng và phạt giáo viên không đáp ứng đúng yêu cầu của kế hoạch bài dạy có sử dụng TBDH. Càn tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sáng chế TBDH để tôn vinh các giáo viên tích cực sử dụng TBDH.
d)Kiểm tra, đánh giá quản lý việc sử dụng TBDH
Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH là quá trình quan sát, kiểm nghiệm mức độ thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận được phân công quyền hạn, nhiệm vụ trong công tác sử dụng và quản lý sử dụng TBDH.
Cán bộ quản lý giáo dục tiến hành xây dựng Bộ tiêu chí quản lý sử dụng TBDH dựa trên những mục tiêu đã được phát biểu trong kế hoạch sử dụng TBDH. Bên cạnh những tiêu chí định tính như hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, mức độ tiếp thu bài của học sinh đối với tiết học có sử dụng TBDH… cần đề ra các tiêu chí mang tính định lượng như tần suất sử dụng, số môn học sử dụng TBDH để dễ dàng hình dung kết quả của hoạt động. Nội dung kiểm tra, đánh giá liên quan đến việc mua sắm TBDH, phân bổ, khai thác và huy động các nguồn TBDH đã hiệu quả hay chưa; Kiểm tra đánh giá về việc tổ chức và đào tạo phát triển đội ngũ tham gia quá trình sử dụng TBDH, Kiểm tra, đánh giá quá trình thực thi theo quy định quản lý sử dụng TBDH của nhà trường hằng năm, kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh,...
Tiến hành kiểm tra, đánh giá từ bao quát đến từng hoạt động cụ thể: việc lập kế hoạch sử dụng TBDH của giáo viên, quá trình thực hiện kế hoạch, thời gian sử dụng, thiết bị được sử dụng phải đúng với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn và tuân thủ các hướng dẫn sử dụng cũng là nội dung quan trọng cần kiểm tra, đánh giá trong hoạt động quản lý sử dụng TBDH.
Quá trình tiến hành kiểm tra, đánh giá thông qua các hình thức theo dõi sổ mượn trả thiết bị, dự giờ các tiết học thực hành hoặc có sử dụng TBDH hỗ trợ, nghe báo cáo của tổ trưởng chuyên môn và bộ phận quản lý TBDH về tình hình sử dụng TBDH.Trong quá trình kiểm tra cũng như sau khi kiểm tra, khi phát hiện ra những sai sót, lãnh đạo nhà trường cần biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đối tượng có liên quan, tìm ra nguyên nhân của thực trạng và để điều chỉnh kịp thời các phương thức quản lý sử dụng TBDH và chất lượng của TBDH phù hợp với mục tiêu của mỗi môn học trong nhà trường.
1.4.3. Quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT