Thực trạng về số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 48 - 52)

Hiện tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thường Tín có 90 phòng học và 4 phòng học thực hành thí nghiệm, 1 nhà đa chức năng.

Hiện nay các nhà trường vẫn phải sử dụng một số phòng học cấp 4 đã qua sửa chữa và xuống cấp; 30 phòng học kiên cố được xây dựng từ những năm 1992 với quy mô phòng 30 học sinh/phòng, chỉ có 60 phòng học mới được xây dựng từ những năm 2010 trở lại đây với quy mô 45 học sinh/phòng.

Bảng 2.1. Hiện trạng các trang thiết bị dạy học của các trƣờng THPT Thƣờng Tín- Hà Nội

TT Tên trƣờng

Thông tin các trang thiết bị dạy học

Thiết bị DH tối thiểu (Bộ) Máy tính phục vụ hoạt động QL Máy chiếu Bảng tương tác thông minh Ti vi Bàn ghế học sinh Bàn ghế giáo viên Các trang thiết bị khác 1 THPT Lý Tử Tấn 30 10 11 - - 450 20 10 2 THPT Nguyễn Trãi 50 4 10 4 328 21 10 3 THPT Thường Tín 35 48 9 - 4 420 21 10 4 THPT Tô Hiệu 56 3 12 315 15 10 5 THPT Vân Tảo 46 7 18 1 325 20 10 a) Thực trạng về phòng thí nghiệm, thực hành

Trong thời gian qua, khi quy mô chưa được mở rộng, các trường đã cố gắng nhiều trong việc xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành. Nhìn chung các trường đã bổ sung trang thiết bị mới cho các phòng thí nghiệm, thực hành một cách kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu dạy theo định hướng chương trình dạy học mới... các phòng thí nghiệm, thực hành đã được trang bị nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại, phù hợp với từng môn học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho GV và HS.

Các trường có quy hoạch tổng thể về số lượng phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị cho các phòng theo định hướng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; lập kế hoạch đầu tư, xây dựng và phát triển CSVC phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và các hoạt động khác. Cụ thể:

+ Bàn ghế HS được trang bị đúng chủng loại theo tiêu chuẩn bàn ghế phòng học bộ môn đạt chuẩn.

+ Tất cả các phòng học được trang bị đủ bàn ghế GV, 100% bảng từ tính của Hàn Quốc.

+ Hệ thống điện đảm bảo; hệ thống chiếu sáng tự nhiên, hệ thống quạt tốt, đúng tiêu chuẩn.

+ Các phòng thí nghiệm, thực hành cần được trang bị máy chiếu, tủ đựng hoá chất, thiết bị, máy hút mùi, máy khử độc,....

Với nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và vốn tự có các trường đã xây dựng phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn đảm bảo chất lượng (trong đó khoảng 50% số phòng học có chất lượng cao), được trang bị hệ thống chiếu sáng, bàn ghế, bảng chống loá đúng tiêu chuẩn, cùng với nhiều trang thiết bị điện tử khác; với những phòng thí nghiệm, thực hành còn lại, do chưa được đầu tư xây dựng các nhà trường hiện đang dùng tạm phòng học thông thường để dùng làm phòng thí nghiệm, thực hành nên không đảm bảo về diện tích sử dụng cũng như về các yêu cầu kỹ thuật khác. Với hệ thống CSVC phục vụ cho học tập, sinh hoạt như hiện nay, hệ thống phòng học còn thiếu, một số phòng học còn chật, chưa đáp ứng so với yêu cầu, các nhà trường đã và đang phải tìm mọi biện pháp khai thác tối đa thì mới đảm bảo phục vụ học tập, sinh hoạt.

b) Về phương tiện dạy học truyền thống

Từ năm học 2019 - 2020 một số phòng học đã dùng Bảng Ceramic (Hàn quốc) thay thế toàn bộ bảng cũ chủ yếu làm bằng chất lượng gỗ dán, hoặc làm bằng gỗ tự nhiên. Bảng vật liệu mới này có ưu điểm khi viết ăn phấn, dễ lau sạch và không bị loá. Thiết kế lắp đặt tại một số phòng học với kích thước (3m  1,25m), các nhà trường cũng đã triển khai dùng phấn không bụi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho GV.

c) Về phương tiện dạy học và phòng học đa chức năng

Các trường tổ chức mua sắm một số thiết bị âm thanh, máy chiếu các loại, máy tính… để tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị hỗ trợ vào quá trình giảng dạy. Với CSVC như hiện nay, số lượng phòng học đa chức năng chưa đủ để đáp ứng kịp theo yêu cầu sử dụng của GV. Trang thiết bị để hỗ trợ cho các hoạt động của một số trường còn thiếu. Mặt khác định kỳ bảo dưỡng chưa được thường xuyên, cho nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng của trang thiết bị.

Nhìn chung, thực trạng về phòng học đa chức năng và TBDH ở các trường THPT còn thiếu nhiều về số lượng và chủng loại, đặc biệt là số lượng phòng học đa chức năng, chất lượng thì nhanh xuống cấp, chưa kịp thời sửa chữa, mua sắm bổ sung, thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu PTDH, hoặc thiếu phòng học bởi nhu cầu sử dụng bài giảng điện tử của GV ngày càng nhiều. Chất lượng phòng học đa chức năng chưa đạt chỉ tiêu kỹ thuật, các phương tiện chưa đồng bộ.

Để đánh giá mức độ thừa thiếu, chất lượng của các thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông chúng tôi đã khảo sát bằng "Phiếu trưng cầu ý kiến" đối với 483 người gồm 3 nhà quản lý, 75 giáo viên và 405 HS các trường trong 2 năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Kết quả đánh giá về số lƣợng TBDH ở các trƣờng THPT huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội Số lƣợng Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%) Quá thiếu 397 82,2 Thiếu 86 17,8 Đủ 0 0

Qua bảng số liệu trên có thể thấy có tới 82,2% số người được hỏi đánh giá về số lượng TBDH là quá thiếu và chất lượng là kém, cho rằng TBDH còn thiếu chiếm 17,8% và 0% đánh giá TBDH là đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)