Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện ở mức trung bình tốt, trong đó:
Hoạt động xác định “Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: việc mua sắm TBDH đúng theo kế hoạch đã xây dựng” được đánh giá cao hơn với 3.58 điểm, hoạt động “” được đánh giá thấp hơn với 3.57 điểm. Các hoạt động của việc kiểm tra, đánh giá quản lý việc kiểm tra, đánh giá việc mua sắm, trang bị TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá tương đương nhau và chỉ ở mức trung bình khá, do CBQL các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội do công tác này thực hiện chưa toàn diện, chưa sâu, chưa phát hiện ra được nhiều điểm yếu kém và chưa đưa ra được các biện pháp xử lý các yếu kém một cách kịp thời, phần lớn chỉ tập trung vào các nội dung hành chính, việc thực hiện quy chế, hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.
2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới chương trình giáo dục phổ thông mới
Qua nghiên cứu thực trạng sử dụng TBDH ở các trường THPT có thể thấy việc mua sắm, bảo quản và sử dụng TBDH ở các trường THPT còn nhiều bất cập, chưa góp phần đổi mới phương pháp dạy học và do đó chưa có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hoạt động dạy học theo tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.
Qua khảo sát của tác giả luận văn thấy vẫn còn nhiều giáo viên và học sinh chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều lớp học thiếu TBDH, thiếu thiết bị dùng chung; ở nhiều trường THPT thiếu phòng thí nghiệm, phòng thực hành; một số trường THPT có phòng thí nghiệm, phòng thực hành nhưng không bảo
đảm tiêu chuẩn; việc quản lý, bảo quản, triển khai thực hành cho học sinh gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và công năng sử dụng thiết bị… Đội ngũ nhân viên quản lý TBDH thiếu cả về số lượng và chất lượng, số nhân viên phụ trách TBDH nhà trường chủ yếu chưa qua đào tạo dẫn đến hiệu quả quản lý thiết bị và triển khai thực hành cho học sinh gặp khó khăn. Một số giáo viên lớn tuổi dạy các bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ngại tổ chức tiết dạy thực hành; phòng trưng bày chuẩn bị thiết bị trước khi lên lớp còn thiếu, dẫn đến công tác chuẩn bị thiết bị thực hành còn khó khăn. Việc hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tự làm thiết bị dạy học còn hạn chế. Nhiều loại thiết bị dạy học được trang bị trước năm 2010 theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông đã xuống cấp, hết niên hạn sử dụng, trong đó nhiều thiết bị đã hỏng, không sử dụng được. Mặc dù, quy trình phân phối thiết bị dạy học đã được đổi mới song vẫn có loại thiết bị được cấp theo gói sản phẩm, mua theo lô (bộ) nên việc kiểm tra chất lượng không cụ thể. Một số nhà cung cấp thiết bị ở xa các trường học nên công tác bảo dưỡng, bảo trì và hỗ trợ trong quá trình sử dụng thiết bị khi hết thời gian bảo hành còn hạn chế; kinh phí đầu tư cho sửa chữa thiết bị và thiết bị tự làm còn thiếu…
Những bất cập trên trong việc sử dụng TBDH ở các trường THPT một phần lớn bắt nguồn từ công tác quản lý. Có thể nói rằng, thời gian vừa qua các trường THPT trên cả nước đã và đang nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất nói chung cũng như TBDH nói riêng, công tác quản lý sử dụng TBDH là hoạt động cấn thiết giúp quản lý tốt hơn TBDH, kiểm soát quá trình sử dụng TBDH của GV, phát huy vài trò của TBDH nhằm phục vụ tốt cho quá trình dạy và học.
Có thể thấy rằng, CBQL và giáo viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý sử dụng TBDH ở các trường THPT thể hiện qua kết quả khảo sát có trên 85% CBQL và giáo viên được hỏi đều khẳng định công tác quản lý sử dụng TBDH là quan trọng và rất quan trọng.
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT
huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch quản lý sử dụng TBDH 81 79,4 21 20,5 0 0 2.8 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH 88 86,3 14 13,7 0 0 2.86
3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sử dụng
TBDH 90 88,2 12 11,8 0 0 2.89
4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch sử dụng TBDH 74 72,5 28 27,5 0 0 2.73
Số liệu khảo sát tại bảng 2.9 cho thấy:
Hoạt động chỉ đạo thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH với 2.89 điểm trong đó 79,4% đánh giá thực hiện thường xuyên, 20,5% đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH với 2.86 điểm trong đó 86,3% đánh giá thực hiện thường xuyên, 13,7% đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện, điều đó là do trong quá trình quản lý sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội người hiệu trưởng đã quan tâm đến hoạt động chỉ đạo và tổ chức sử dụng TBDH và được CBQL cũng như GV đánh giá cao hiệu quả của những hoạt động này.
Đối với những hoạt động được xếp thứ bậc thấp hơn như: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH với 2.73 điểm trong đó 72,5% đánh giá thực hiện thường xuyên, 27,5% đánh giá thực hiện không thường xuyên và 0% đánh giá không thực hiện. Lập kế hoạch quản lý sử dụng
TBDH với 2.80 điểm trong đó 79,4% đánh giá thực hiện thường xuyên, 20,5% đánh giá thực hiện không thường xuyên, 0% đánh giá không thực hiện. Điều đó cho thấy, trong quá trình quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội người hiệu trưởng đã có sự chú ý đến hoạt động lập kế hoạch và kiểm tra TBDH và được CBQL cũng như GV đánh giá cao hiệu quả của những hoạt động này.
2.4.3.1. Thực trạng việc lập kế hoạch quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu hiệu quả công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.10. Lập kế hoạch quản lý việc sử dụng TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT
huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về sử dụng TBDH cho các cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học.
51 50 41 40,2 10 9,8 0 0 3.4
2 Phân tích tình hình TBDH tại nhà trường trong những năm qua để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch hoạt động sắp tới
58 56,8 39 38,2 5 5 0 0 3.52
3 Xác định các nguồn lực cần thiết cho
hoạt động quản lý sử dụng TBDH 69 67,6 33 32,4 0 0 0 0 3.68 4 Xây dựng mục tiêu, phương hướng
Số liệu khảo sát tại bảng 2.10 cho thấy, thực trạng lập kế hoạch quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện ở mức khá, trong đó:
Trước tiên, các biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá có mức độ thực hiện cao hơn là tốt là: Xác định các nguồn lực cần thiết cho hoạt động quản lý sử dụng TBDH với 3.68 điểm và Phân tích tình hình TBDH tại nhà trường trong những năm qua để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch hoạt động sắp tới với 3.52 điểm.
Các biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ thấp hơn là: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về sử dụng TBDH cho các cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học với 3.4 điểm; Xây dựng mục tiêu, phương hướng hoạt động và nội dung kế hoạch với 3.39 điểm.
Nguyên nhân của kết quả đánh giá này là do thực tế hiện nay việc lập kế hoạch sử dụng TBDH được thực hiện vào đầu năm học và được lồng ghép vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, trong đó nội dung quản lý sử dụng TBDH chiếm dung lượng khá ít và sự xem xét của Ban giám hiệu nhà trường về chất lượng kế hoạch khá hạn chế.
2.4.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác tổ chức quản lý việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.11. Tổ chức thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT
huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Xác định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho mỗi cá nhân, bộ phận thực hiện theo đúng nội dung của kế hoạch
75 73,5 20 19,6 7 6,9 0 0 3.7
2 Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý TBDH.
70 68,6 26 25,5 6 5,9 0 0 3.6
3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận bám sát với mục tiêu của kế hoạch
80 78,4 19 18,6 3 3 0 0 3.75
Qua bảng số liệu 2.11 điều tra thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội cho thấy, các biện pháp đưa ra được đa số CBQL và GV đánh giá tương đối tốt. Các nội dung đều được đánh giá tương đương nhau với 3.7 và 3.75 điểm với “Xác định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho mỗi cá nhân, bộ phận thực hiện theo đúng nội dung của kế hoạch” và “Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, từng bộ phận bám sát với mục tiêu của kế hoạch”.
Nguyên nhân của kết quả đánh giá trên là do việc tạo điều kiện thực hiện công tác quản lý chưa được chú trọng. Công tác quản lý TBDH hiện nay tại các trường THPT đa số được GV kiêm nhiệm, thường không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, vì vậy mà chuyên môn trong lĩnh vực này của họ không cao hoặc thậm chí không có chuyên môn. Để khắc phục hạn
chế này đòi hỏi cần bồi dưỡng chuyên môn cho người phụ trách bằng những phương pháp, hình thức thiết thực nhất để công tác tổ chức quản lý sử dụng TBDH đạt hiệu quả cao.
2.4.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác chỉ đạo quản lý việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.12. Chỉ đạo thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT
huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng các chính sách khuyến khích, khen thưởng và phạt giáo viên không đáp ứng đúng yêu cầu của kế hoạch bài dạy có sử dụng TBDH.
51 50 41 40,2 10 9,8 0 0 3.4
2 Hướng dẫn giáo viên sử dụng TBDH đúng cách, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.
58 56,9 39 38,2 5 4,9 0 0 3.52
3 Xây dựng các hướng dẫn, quy định sử dụng TBDH và thông báo những văn bản này đến các cá nhân, bộ phận có liên quan.
69 67,6 33 32,4 0 0 0 0 3.68
4 Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sáng chế TBDH để tôn vinh các giáo viên tích cực sử dụng TBDH
Nhìn vào điểm trung bình chung ở bảng 2.12 cho thấy CBQL, GV đánh giá việc chỉ đạo thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nộiở mức độ khá.
Trước tiên, các nội dung được CBQL và GV đánh giá có mức độ thực hiện tương đối khá tốt là: Xây dựng các hướng dẫn, quy định sử dụng TBDH và thông báo những văn bản này đến các cá nhân, bộ phận có liên quan với 3.68 điểm và hướng dẫn giáo viên sử dụng TBDH đúng cách, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học với 3.52 điểm.
Các nội dung được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình là: Xây dựng các chính sách khuyến khích, khen thưởng và phạt giáo viên không đáp ứng đúng yêu cầu của kế hoạch bài dạy có sử dụng TBDH với 3.4 điểm; Hướng dẫn giáo viên sử dụng TBDH đúng cách, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học với 3.39 điểm.
Nguyên nhân của kết quả đánh giá trên là do với nguồn nhân lực rất hạn chế, mặc dù người phụ trách hay CBQL có trách nhiệm với công việc, có kỹ năng giỏi nhưng không có nhiều thời gian để tập trung mọi lúc mọi nơi trong quá trình chỉ đạo quản lý sử dụng TBDH.
2.4.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá quản lý việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành khảo sát 2 đối tượng là CBQL và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý việc sử dụng TBDH việc sử dụng TBDH theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông
mới ở các trƣờng THPT huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
ĐTB
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng bộ tiêu chí quản lý sử dụng TBDH dựa trên những mục tiêu đã được phát biểu trong kế hoạch sử dụng TBDH
63 61,7 31 30,4 8 7,9 0 0 3.54
2 Nội dung kiểm tra: kế hoạch sử dụng TBDH của giáo viên, quá trình thực hiện kế hoạch.
69 67,6 23 22,6 10 9,8 0 0 3.58
3 Kiểm tra, đánh giá theo quy định quản lý sử dụng TBDH của nhà trường hằng năm
64 62,7 26 25,4 12 11,9 0 0 3.51
4 Điều chỉnh kịp thời quản lý sử dụng TBDH TBDH phù hợp với mục tiêu quản lý sử dụng TBDH trong nhà trường khi có sai sót
66 64,7 28 27,5 8 7,8 0 0 3.57
Số liệu khảo sát tại Bảng 2.13 cho thấy, thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý việc sử dụng TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện ở mức độ khá có điểm trung bình. Trong đó:
Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: Nội dung kiểm tra: kế hoạch sử dụng TBDH của giáo viên, quá trình thực hiện kế hoạch được đánh giá cao nhất chỉ với 3.58 điểm; hoạt động điều chỉnh kịp thời quản lý sử dụng TBDH