Trước làn sóng hội nhập quốc tế mạnh mẽ, giáo dục và đào tạo cũng nằm trong xu thế chung này, xu hướng giáo dục thế giới ngày càng phát triển nhanh, mạnh với các chương trình giáo dục phổ thông mới, hiện đại được
trang bị bằng các TBDH hiện đại. Giáo dục Việt Nam muốn hòa nhập và phát triển cùng với giáo dục thế giới đòi hỏi, ngành giáo dục cần phải nghiên cứu, đề xuất chương trình giảng dạy cùng các TBDH phục vụ cho quá trình giảng dạy nhằm nâng cao năng lực sáng tạo, tư duy của người học theo hướng tiếp cận năng lực.
Quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới là tác động của chủ thể quản lý đến TBDH trong nhà trường bao gồm thực hiện các hoạt động quản lý việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH; quản lý việc sử dụng TBDH và quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH nhằm đáp ứng yêu cầu theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới.
1.3. Thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới
Nhìn chung các vấn đề về TBDH hiện nay đã được nghiên cứu, được ban hành, được trang bị khá đầy đủ, cũng như đã được sử dụng ở các cơ sở giáo dục và đáp ứng khá tốt ở nhiều địa phương với chương trình hiện hành là dạy và học theo tiếp cận năng lực.
Chương trình GDPT mới thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ lớp 1-9: giáo dục học sinh hệ thống tri thức cơ bản, phổ thông, cốt lõi chuẩn bị cho phân hóa ở giai đoạn 2 và giáo dục hướng nghiệp chưa định hướng ngành nghề. Giai đoạn 2 (Cấp THPT): Học sinh được lựa chọn học ít môn hơn, mỗi môn học sâu hơn gắn với các ngành nghề sẽ học sau phổ thông; Chương trình tạo điều kiện phân luồng sau THCS và liên thông học nghề với GDPT. Để khai thác tối đa vai trò của TBDH trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các cấp quản lý trường THPT cần phát huy tối đa vai trò TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Người hiệu trưởng không chỉ chú trọng đến việc sử dụng TBDH của GV mà còn phải có những năng lực quản lý TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
1.3.1. Chương trình GDPTmới
Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình phổ thông mới tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT thay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông từ ngày 15 tháng 2 năm 2019.
Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành.
Những điểm khác nhau giữa chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình trước đó:
Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân.
Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí số môn học;
Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Thứ ba, trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
1.3.2. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thôngmới phổ thôngmới
Trước đây, nền giáo dục với phương pháp dạy học truyền thống, ở đó giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh theo kiểu thuyết trình, giảng giải
(đọc - chép), minh họa bài giảng, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức bằng cách nghe, ghi nhớ và tái hiện lại các kiến thức. Tuy nhiên kể từ năm 2000 với xu thế bùng nổ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới, với nhiều phương pháp dạy học mới được thực hiện theo đó giáo viên là người tổ chức giờ học, hướng dẫn, gợi mở vấn đề, tổ chức cho học sinh thảo luận, nhập vai, tự nghiên cứu để đi đến giải quyết vấn đề. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực, định hướng dạy học tích hợp, dạy học phân hóa cũng như định hướng dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học chuyên đề. Từ đó vấn đề đặt ra TBDH hiện tại cần được quản lý tốt để đáp ứng hiệu quả được dạy học theo quy định của chương trình mới do Bộ GD& ĐT ban hành.
Quá trình dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố cốt lõi chủ yếu sau: Mục tiêu dạy học; Thiết bị dạy học; Phương pháp dạy học; Nội dung dạy học; Chủ thể dạy học (giáo viên); Đối tượng dạy học (học sinh); Các thành tố này liên quan trong mối quan hệ tương tác với nhau, trong đó, thiết bị dạy học là cầu nối để giáo viên tổ chức quá trình dạy học, đưa học sinh tham gia thực sự vào quá trình dạy học, học sinh tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Điều kiện cơ sở vật chất để dạy các môn nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật) cũng là vấn đề cần quan tâm trong khi thực hiện dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện nay các trường tiểu học và THCS công lập hầu như chưa có phòng học bộ môn dành riêng cho môn âm nhạc và môn mỹ thuật. Do đó, GV dạy các môn này (đặc biệt là môn âm nhạc) rất khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy học âm nhạc theo đặc thù của môn học.Trong khi đó, thiết bị dạy học được sử dụng chưa thật phù hợp, còn ít hiệu quả, lãng phí. Có những nhạc cụ được tài trợ (ví dụ 10.000 cây đàn
piano kỹ thuật số do Tập đoàn Booyoung Hàn Quốc tài trợ cho các trường tiểu học VN) hầu hết đều để không, GV rất ít người biết chơi và sử dụng cây đàn này trong dạy học nên không mang lại hiệu quả thiết thực.
Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học va được thể hiện như sau:
- TBDH là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học
Thông qua TBDH thì người GV mới có thể tổ chức được quá trình dạy học một cách khoa học, đưa người học tham gia tích cực vào quá trình tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người thầy. Các nội dung và phương pháp dạy học có được thực hiện hiệu quả, đạt tới mục đích mong đợi hay không là phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ TBDH.
- TBDH góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học
Trong quá trình nhận thức, tư duy của con người thì sự trực quan đóng vai trò quan trọng. Có những nội dung học tập phức tạp, tổng hợp phải cần đến sự hỗ trợ của phương tiện trực quan mới giải quyết được vấn đề như chứng minh các định luật, các hiện tượng trong khoa học tự nhiên… Ngoài ra, TBDH còn rèn luyện kỹ năng cho người học thông qua việc trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp thao tác, được quan sát do đó HS có thể học bằng tất cả các giác quan, huy động mọi tiềm năng để nhận thức.
TBDH là một trong những điều kiện cơ bản và cần thiết để giáo viên thực hiện các nội dung giáo dục, phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình dạy học, TBDH là công cụ nhận thức của học sinh, nó giúp HS cụ thể hóa nội dung dạy học, vật chất hóa phương pháp dạy học, thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu dạy học, làm cho quá trình dạy học có chất lượng, hiệu quả.
TBDH là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. TBDH được xem như là nguồn tri thức, là phương tiện chứa đựng, truyền tải thông tin nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức, kích thích hứng thú học tập, phát triển trí tuệ.
1.3.3. Phân loại thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông
Có hai loại thiết bị dạy học gồm có:
Thứ 1: TBDH được quy định trong danh mục TBDH tối thiểu bắt buộc các nhà trường phải đầu tư cho các môn học phải có sử TBDH
Thứ 2: TBDH tự chế: Tùy theo nhu cầu sử dụng của nhà trường và năng lực thiết kế sáng tạo của giáo viên và học sinh có thể tạo ra được để phục vụ tối đa cho quá trình dạy học.
Trong ngành giáo dục có nhiều trường ở nhiều địa phương với những tấm gương GV tự làm đồ dùng dạy học hấp dẫn lôi cuốn HS giờ học. Đồng thời nhà trường sẽ có chế độ thưởng khuyến khích đối với GV tự làm đồ dùng dạy học hoặc sưu tầm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học.
1.3.4. Yêu cầu sư phạm khi lựa chọn và sử dụng thiết bị dạyhọc
Trong quá trình giảng dạy giáo viên không chỉ thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị dạy học đã có sẵn mà đôi lúc phải cần sáng tạo tự chế các thiết bị dạy học để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của mình. Chính vì thế người giáo viên phải nắm được các nhu cầu chung và riêng của từng loại thiết bị dạy học.
Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy và học, những sai sót thường gặp trong sử dụng TBDH có thể đưa ra các yêu cầu sư phạm khi lựa chọn và sử dụng TBDH như sau:
- Sử dụng TBDH phù hợp với đặc điểm và nhận thức của người học Người GV phải lựa chọn và sử dụng kết hợp nhiều loại trang thiết bị dạy học một cách có hệ thống để vừa thực hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của người học.
- Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với nội dung học tập
Bên cạnh sự phù hợp với người học thì khi lựa chọn các TBDH, GV cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, yêu cầu và đặc điểm của nội dung học tập để xác định và sử dụng hợp lý các TBDH nhằm phát triển được nội dung bài học và đạt tới mục tiêu bài học.
- Dùng TBDH để tổ chức các hoạt động học tập cho HS
1.4. Nội dung quản lý thiết bị dạy học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng trung học phổ thông dục phổ thông mới ở các trƣờng trung học phổ thông
1.4.1. Quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT
a) Lập kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, HS, các trường THPT phải tiến hành lập kế hoạch trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH cho nhà trường. Ngoài TBDH được cấp phát, nhà trường phải có kế hoạch để mua sắm, bổ sung để đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại theo Bộ GD&ĐT quy định danh mục TBDH tối thiểu cho bậc THPT.
Các trường cần tiến hành rà soát về số lượng, chủng loại, chất lượng TBDH hiện có và đối chiếu với danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cũng như nhu cầu bổ sung để đa dạng hoá TBDH Trước khi lập kế hoạch xây dựng mua sắm, bổ sung TBDH bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí;
Trong kế hoạch phải nêu rõ chủng loại, số lượng TBDH cần mua mới, sữa chữa, làm mới; dự trù về kinh phí, quá trình, thời gian, người thực hiện.
Kế hoạch sau khi được lập phải thông qua ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng giáo dục để đưa vào thực hiện.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
- Phân công cho 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng CSVC, TBDH trong nhà trường.
- Phân công, giao nhiệm vụ cho các phòng/ban hay bộ phận cụ thể trong việc mua sắm, bổ sung TBDH.
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH.
- Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận đã bám sát với mục tiêu của kế hoạch để có thể tiến hành hoạt động đạt được chất lượng.
c) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Trong quá trình thực hiện, CBQL nhà trường cần thường xuyên bám sát vào kế hoạch đã xây dựng để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời các cá nhân, bộ phận hoàn thành kế hoạch.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, vắng mắc trong quá trình thực hiện;
- Kịp thời động viên, khích lệ, lắng nghe ý kiến góp ý, chia sẻ.
d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng và thông qua cần tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua kiểm tra, đánh giá để từ đó thấy được những việc đã làm được và những hạn chế còn tồn tại để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng TBDH cho nhà trường.
1.4.2. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học theo định hướng chương trình