5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhân lực tại Công ty Cổ
phần phát triển nguồn mở Việt Nam
Qua kinh nghiệm phát triển NL của 2 công ty nói trên, có thể tổng kết đƣợc một số kinh nghiệm cho tổ chức trong công tác phát triển NL cho Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam nhƣ sau:
- Cần xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển NL cho Công ty trong ngắn hạn, trung và dài hạn, dựa trên cơ sở thực tế đánh giá đội ngũ NL của Công ty hiện tại và nhu cầu trong tƣơng lai, cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Đổi mới công tác lập kế hoạch, bồi dƣỡng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển NL một cách đúng đắn.
- Công tác tuyển dụng NL của Công ty cần đƣợc tiến hành bài bản, chuyên nghiệp, ƣu tiên tập trung vào số NL có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn công việc đề ra, nhất là đối với các vị trí quản lý, điều hành, kỹ sƣ lập trình…
- Việc đánh giá mức độ thực hiện công việc cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm đánh giá khách quan, công bằng về kết quả thực hiện công việc của NLĐ, để từ đó nhà quản lý có hƣớng điều chỉnh công tác quản lý cho phù hợp, nâng cao hiệu suất lao động trong Công ty.
- Quan tâm phát triển NL nội bộ và bồi dƣỡng đội ngũ kế thừa. Thực hiện chính sách quy hoạch cán bộ lâu dài đối với những ngƣời có tâm huyết, có trình độ năng lực lãnh đạo, có thành tích cao trong lao động làm lực lƣợng cán bộ nguồn, kế cận, đủ khả năng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong tƣơng lai.
- Cần có cơ chế chính sách hợp lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ quản lý và cán bộ nhân viên. Chuẩn bị tốt nguồn kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cho NLĐ. Đồng thời, quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho đội ngũ NL; tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi cho NLĐ.
- Cần đề ra chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho NLĐ; ƣu tiên thực hiện chính sách thu hút NLĐ, nhất là những ngƣời có tài năng và phẩm chất đạo đức.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu mà ngƣời nghiên cứu tự thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, khảo sát, điều tra xã hội học hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chƣa đƣợc chú giải cụ thể. Tài liệu về một số vấn đềnghiên cứu còn hạn chế, do đó ngƣời nghiên cứu cần phải tiến hành điều tra thu thập thêm các nguồn tài liệu mới một cách có hệ thống, chi tiết, đồng bộ.
Để bổ sung thêm thông tin phân tích trong luận văn tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ đồng thuận thông qua các báo cáo về thỏa ƣớc lao động, báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo công đoàn, quy chế trả lƣơng của Công ty, tình hình biến động cơ cấu NL theo từng năm; số lƣợng NL đƣợc bố trí và sử dụng cũng nhƣ đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng; tình hình hoạt động kinh doanh từng năm của Công ty…
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm tiến hành khảo sát, phỏng vấn điều tra thái độ của nhân viên đối với công tác phát triển NL trong công ty VINADES; đồng thời tham khảo nhiều mẫu bảng câu hỏi điều tra khác nhau tại một số Công ty để xây dựng riêng bảng câu hỏi điều tra về mức độ hài lòng của NLĐ đối với các chính sách về NL của Công ty bao gồm chính sách đào tạo, chính sách tiền lƣơng, chính sách tiền thƣởng, chính sách trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi và chính sách phát triển lộ trình công danh, tiến hành khảo sát trong phạm vi nội bộ Công ty với số lƣợng 90/110 nhân viên (trong đó có 10 lãnh đạo phòng và 80 cán bộ nhân viên). Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc tác giả sử dụng trong chƣơng 3 của Luận văn, qua đó đánh giá khái quát về thực trạng QLNL tại công ty VINADES. Với các thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp điều tra xã hội học là nguồn tài liệu quan trọng
để tác giả có cơ sở khi nghiên cứu, đánh giá về thực trạng công tác QLNL tại Công ty thời gian qua và tìm hiểu về các chính sách của Công ty đề ra đã thực sự phù hợp với nguyện vọng NLĐ chƣa.
2.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, đánh giá, giải thích, thảo luận và diễn giải nhƣ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, chuyên đề, công trình nghiên cứu, bài báo, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thƣ lƣu trữ…
Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập đƣợc từ các sách nhƣ: giáo trình Khoa học quản lý; Quản trị học-Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Quản lý NNL trong các tổ chức công; Kinh tế NNL Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
Số liệu thống kê đƣợc thu thập từ các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự của Công ty các năm gần đây.
2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu
2.2.1. Phương pháp thống kê và mô tả
Là phƣơng pháp tập hợp, mô tả các thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin một cách chính xác, kịp thời nhất.
Phƣơng pháp thống kê và mô tả đƣợc tác giả sử dụng phổ biến trong chƣơng 3 của luận văn. Theo đó, tác giả đã thu thập các số liệu thống kê về biến động cơ cấu lao động hàng năm; số liệu về tuyển dụng lao động, quỹ lƣơng, thƣởng; các số liệu về kết quả kinh doanh của Công ty…phục vụ cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung QLNL của Công ty.
2.2.2. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Mục đích của phƣơng pháp so sánh
nhằm tìm ra các điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa các đối tƣợng nghiên cứu, để từ đó phân tích, đánh giá, nhìn nhận rõ hơn về bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.Bên cạnh đó, việc sử dụng phƣơng pháp so sánh giúpxác định xu hƣớng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong điều kiện, môi trƣờng nhất định. Trong bài viết, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh trong chƣơng 3 nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng công tác QLNL tại công ty VINADES nhƣ: tình hình biến động cơ cấu NL theo từng năm; số lƣợng NL đƣợc bố trí và sử dụng cũng nhƣ đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng; tình hình hoạt động kinh doanh từng năm của Công ty…Theo đó, tác giả có thể làm rõ đƣợc những mặt ƣu, hạn chế của công tác QLNL tại công ty VINADES thời gian qua, làm cơ sở đƣa ra các giải pháp trong chƣơng 4 của Luận văn.
2.2.3. Phương pháp phân tích-tổng hợp
Mục đích của việc phân tích tổng hợp là có những nhận xét nhiều chiều về một vấn đề nghiên cứu, từ đó có cách nhìn nhận khách quan để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin tổng hợp phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Phƣơng pháp phân tích-tổng hợp là phƣơng pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của cả việc thu thập thông tin từ bảng hỏi và việc khai thác thông tin chi tiết từ việc phỏng vấn về ảnh hƣởng của quá trình đào tạo và phát triển NL của Công ty VINADES. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn, cụ thể chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp thống kê dữ liệu từ bảng hỏi và phỏng vấn vấn đề tổng hợp các ý kiến giống nhau và khác nhau về các nội dung của phát triển NL tại VINADES.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN MỞ VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam. - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OPEN SOURCE DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: VINADES.,JSC. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Địa chỉ trụ sở: Số nhà A8, Tập thể dệt may, Ao Sen, phƣờng Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Mã số doanh nghiệp 0104480086 do Sở Kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp ngày 03/02/2010.
Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES) ra đời từ hoạt động của tổ chức nguồn mở NukeViet (từ năm 2004) và chính thức đƣợc thành lập đầu 2010 tại Hà Nội. VINADES là công ty phần mềm nguồn mở đầu tiên của Việt Nam chuyên quản một mã nguồn mở nổi tiếng NukeViet.. Với khả năng mạnh mẽ, cùng các ƣu điểm vƣợt trội về công nghệ, độ an toàn và bảo mật, NukeViet đã đƣợc hàng chục ngàn website lựa chọn sử dụng trong năm qua. Năm 2014, NukeViet đã vƣợt qua các kiểm định về tính mở, về tính năng/chức năng, về an toàn/an ninh thông tin để chính thức trở thành một trong các phần mềm nguồn mở đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông quy định ƣu tiên sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nƣớc tại thông tƣ 20/2014/TT-BTTTT. Trong quá trình phát triển của mình, công ty VINADES
đã liên tục hiện diện trong các hoạt động xã hội và vì cộng đồng; liên tục cổ vũ, thúc đẩy và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của NukeViet nói riêng và phần mềm tự do nguồn mở ở Việt Nam nói chung nhằm góp phần xây dựng nền công nghệ thông tin vững mạnh dựa trên nguồn mở cho nƣớc nhà. Đến nay, VINADES đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về công nghệ, cung ứng ra thị trƣờng nhiều dòng sản phẩm phần mềm hữu ích, có tính năng sử dụng cao, đƣợc ngƣời tiêu dùng tin tƣởng, yêu thích.
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh chính: Lập trình máy vi tính, sản xuất phần mềm máy vi tính.
- Các ngành nghề kinh doanh khác:
+ Bán buôn, bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng, thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
+ Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính. + Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng.
+ Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác có liên quan đến máy vi tính.
+ Tƣ vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính.
+ Hoạt động viễn thông khác (kinh doanh dịch vụ internet), hoạt động tƣ vấn quản lý, hoạt động thiết kế chuyên dụng, dịch vụ hỗ trợ giáo dục…
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Công ty VINADES
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Công ty VINADES đƣợc tổ chức hoạt động dƣới mô hình công ty cổ phần, phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014 cũng nhƣ các văn bản pháp quy khác, đƣợc biểu thị cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Công ty
3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng ban trong Công ty
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ thông qua điều lệ, phƣơng hƣớng hoạt động của công ty; bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; quyết định tổ chức, giải thể công ty; có các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.
Hội đồng quản trị: Là cơ quản quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Có quyền và nghĩa vụ:
GIÁM ĐỐC PGĐ phụ trách kinh doanh-kỹ thuật PGĐ phụ trách kế toán-tài chính Phòng kinh doanh Phòng thông tin- chăm sóc khách hàng Phòng kế toán Phòng dịch vụ- kỹ thuật Phòng HC- NS HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định phƣơng án đầu tƣ và dự án đầu tƣ trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật; báo cáo trƣớc Đại hội đồng cổ đông về tình hình quyết toán tài chính hàng năm, tình hình hoạt động kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phƣơng hƣớng phát triển và kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty; thực hiện các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định.
Ban Giám đốc: Có cơ cấu gồm Giám đốc và 02 phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh-Kỹ thuật và Phó Giám đốc phụ trách Kế toán-Hành chính. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty, đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên và thay mặt cho Công ty quan hệ pháp lý với các đơn vị tổ chức bên ngoài.
Phòng kinh doanh : là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần. Phòng kinh doanh có chức năng, nhiệm vụ lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh; thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối và khách hàng riêng lẻ; phối hợp với các bộ phận trực thuộc Công ty trong xử lý các công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng thông tin, chăm sóc khách hàng: Có chức năng tham mƣu cho giám đốc về xây dựng các kênh thông tin, chăm sóc khách hàng; có nhiệm vụ tiếp nhận mọi thông tin về khách hàng (khiếu nại, tặng thƣởng, góp ý...); theo dõi kế hoạch bảo hành sản phẩm, kiểm tra kế hoạch bảo hành, hoạt động bảo hành, hoạt động bảo trì sửa chữa để nắm đƣợc mức thoã mãn của công ty với hoạt động này; thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng.
Phòng dịch vụ - kỹ thuật: Có chức năng tham mƣu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, chất lƣợng sản phẩm trƣớc và sau bán hàng.
Phòng Kế toán: Tham mƣu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán. Phòng Kế toán có nhiệm vụ giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng các chuẩn mực và Luật Kế toán hiện hành; chủ động điều tiết nguồn tài chính để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty; lƣu trữ và bảo quản chứng từ, số liệu sổ sách kế toán theo đúng quy định hiện hành.
Phòng Hành chính-Nhân sự: Tham mƣu, giúp việc cho Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí NL, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ, bảo vệ nhân sự theo luật và quy chế của công ty; kiểm tra và đôn đốc các bộ phận trong Công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế Công ty. Số đoàn viên thanh niên là nhân viên trong Công ty chủ yếu sinh hoạt Đoàn tại địa phƣơng nơi cƣ trú nên Công ty không thành lập Chi đoàn riêng.
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VINADES
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã gặt hái đƣợc nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong giai đoạn 2015-2019, doanh thu của Công ty về cơ bản ổn định, có nhiều tiềm năng phát triển, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: triệu VNĐ