Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai

Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi huyện khác nhau nên định hướng phát triển nông nghiệp cũng khác nhau, song, từ bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở hai huyện trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở huyện Mường Khương như sau:

Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp(quy hoạch sản xuất gắn quy hoạch thủy lợi và bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất) trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng.

Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng trong đó giải quyết tốt nhu cầu về đất và thuê đất (đồng hành cùng doanh nghiệp không để cho doanh nghiệp tự “bơi”); có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, “một cửa, một dấu”, Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (vốn, đất, thị trường, thuế...) Triển khai tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, các tổ nhóm tiết kiệm vay vốn nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân nông thôn, người nghèo thiếu vốn sản xuất.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Vì đây là khâu cơ bản để việc quản lý nhà nước về nông nghiệp đạt hiệu quả tối ưu; đồng thời, làm tốt khâu phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần cơ bản cho việc kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước; chủ động xây dựng chương trình công tác, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời từ các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp xã và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Sáu là, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án, kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, chú trọng đến các hoạt động giúp nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu những rào cản về thị trường nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho người nông dân.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu 1: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 như thế nào?

Câu 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai?

Câu 3: Cần có những giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Thống kê và các phòng ban khác ở huyện huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Tài liệu gồm: Báo cáo PTKT-XH trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai qua các năm từ 2016- 2018; Niên giám thống kê huyện Mường Khương qua các năm 2016-2018

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là các lãnh đạo, chuyên viên quản lý NN trên địa bàn huyện Mường Khương( gồm có: Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện và các xã, Trưởng phó Chi cục Thống Kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng kinh tế hạ tầng, Ban kinh tế HĐND huyện Mường Khương) và các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

b. Chọn mẫu nghiên cứu

+ Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên.

Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. N = 7550 (tổng số hộ sản xuất trên địa bàn huyện năm 2019).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 7550/ (1 + 7550 * 0,052) = 379,87=> quy mô mẫu: 380 hộ. + Đối với cán bộ lãnh đạo, chuyện viên: Do số lượng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên quản lý NN trên địa bàn huyện Mường Khương chỉ có 71 người nên tác giả sẽ điều tra toàn bộ số lượng trên (bao gồm 55 người là cán bộ chuyên viên và 16 người là cán bộ quản lý).

Để tiến hành nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thu thập thông tin với dàn ý bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.

Bảng 2.1. Cơ cấu bảng số liệu điều tra

ĐVT: người

Đối tượng Số phiếu điều tra

Lãnh đạo 16

Cán bộ chuyên viên 55

Hộ sản xuất nông nghiệp 380

Tổng 451

Nguồn: Tính toán của Tác giả c. Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá công tác quản lý phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin về đối tượng điều tra như họ tên, chức vụ, địa chỉ... - Phần II: Đánh giá của người được điều tra về công tác quản lý phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương.

Sau khi gửi câu hỏi đến các đối tượng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu điều tra sai và không hợp lệ, tác giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Trong mỗi bảng câu hỏi tác giả sẽ sử dụng hệ thống kết hợp giữa câu hỏi mở và đóng để đánh giá thực trạng hoạt động quản lý phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương. Việc sử dụng phần mềm Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để tính điểm trung bình cho từng chỉ tiêu. Căn cứ vào kết quả tính toán tác giả biết được những chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đã đạt được. Tác giả sử dụng phương pháp cho điểm trung bình, xác định như sau:

Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá.

Bảng 2.2. Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,20 - 5,0 Xuất sắc 4 3,20 - 4,19 Tốt 3 2,60 - 3,19 Khá 2 1,80 - 2,59 Trung bình 1 1,0 - 1,79 Yếu k i i i n X K X n    X

Tác giả tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương qua bảng khảo sát với các tiêu chí đo lường như sau:

Bảng 2.3. Chi tiết mục hỏi các tiêu chí trong phiếu điều tra

Mục hỏi Nguồn

Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp

1. Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương Bùi Quang Bình, 2006 2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng

nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân

Bùi Thanh Tuấn, 2014 3. Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần

kinh tế địa phương

Cấn Việt Anh, 2015 4. Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian,

không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương Lê Tố Hoa, 2003 5. Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN Lê Xuân Đình,

2011

Công tác xây dựng và ban hành các chính sách đầu tư nông nghiệp

1. Tích cực ban hành các chính sách NN Nguyễn Thị Thanh Mai, 2010 2. Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành NN Nguyễn Khắc Sơn,

2007

3. Cơ chế phối hợp với các Sở ban ngành địa phương Nguyễn Thái Bình Minh, 2015 4. Xây dựng chương trình xúc tiến phát triển nông nghiệp Nguyễn Sinh Cúc,

2003 5. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chính sách đầu tư kinh

doanh NN

Bùi Thanh Tuấn, 2014

Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp

1. Xây dựng và lập kế hoạch dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp

Ngô Thị Phương Nhung, 2015 2. Phân bổ nguồn lực cho dự án xây dựng CSHT cho phát

triển nông nghiệp

Nguyễn Cao Chương, 2012 3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra dự án xây dựng CSHT cho Lê Bá Tâm, 2016

Mục hỏi Nguồn

phát triển nông nghiệp

4. Huy động nguồn lực của địa phương cho dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp

Nguyễn Khắc Linh, 2014

5. Hoàn thiện bộ máy quản lý dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp

Nguyễn Hồng Thư, 2010

Công tác kiểm soát các hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp

1. Có kế hoạch khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp

Nguyễn Cao Chương, 2012 2. Quản lý các đối tượng đầu tư nguồn lực vào sản xuất NN Lê Bá Tâm, 2016 3. Có hạn mức về số lượng, thời gian khai thác các nguồn lực

vào sản xuất NN

Nguyễn Khắc Linh, 2014

4. Cử cán bộ khuyến nông tham gia vào quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất NN

Nguyễn Khắc Sơn, 2007

5. Phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho SXNN Nguyễn Thái Bình Minh, 2015 6. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác

và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp

Nguyễn Sinh Cúc, 2003

Công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển nông nghiệp

1. Hàng năm có các dự án đề tài nghiên cứu và chuyển giao cho ngành nông nghiệp huyện

Nguyễn Cao Chương, 2012 2. Cán bộ khuyến nông tham gia nghiên cứu, cải tiến cho

ngành nông nghiệp Lê Bá Tâm, 2016

3. Động viên, khuyến khích người dân tham gia cải tiến, ứng dụng KHCN cho ngành nông nghiệp

Nguyễn Khắc Linh, 2014

4. Huyện trích kinh phí cho nghiên cứu và chuyển giao KHCN cho ngành nông nghiệp

Nguyễn Hồng Thư, 2010

Bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp

1. Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả

Nguyễn Thị Thanh Mai, 2010 2. Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa học Nguyễn Khắc Sơn,

2007 3. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định rõ ràng,

công khai

Nguyễn Thái Bình Minh, 2015

Mục hỏi Nguồn

4. Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà nước và địa phương Nguyễn Sinh Cúc, 2003

Công tác quản lý nhà nước về các doanh nghiệp nông nghiệp

1. Quản lý về số lượng doanh nghiệp nông nghiệp chặt chẽ Lê Bá Tâm, 2016 2. Định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách

phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ở huyện

Nguyễn Khắc Linh, 2014

3. Có triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện

Nguyễn Khắc Sơn, 2007

4. Thanh tra, giám sát hoạt đông của doanh nghiệp nông nghiệp thường xuyên theo định kỳ

Nguyễn Thái Bình Minh, 2015

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Office 2010, Excel nhằm đưa ra các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, mức độ biến động (tăng - giảm),...

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra của các cán bộ về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo vùng sinh thái… để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua phương pháp này để phân tích tài liệu được khoa học, khách quan.

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về hoạt động phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

ti =

yi

; i = 2,3,.. n yi-1

Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Y1

Trong đó: Yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: Hoặc:

Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu * Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)

Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: = - 1 (nếu tính bằng lần)

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2. . ...3 4 n n tt t t t 1 1 1 n n n n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)