Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 45 - 48)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Đặc điểm của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

a. Lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2019

* Nông nghiệp: Mặc dù trong năm 2019 thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt hạn hán, sâu bệnh hại lúa xảy ra ở một số nơi; giá cả thị trường biến động; giá vật tư nông nghiệp, giống, phân bón tăng nhưng sản xuất nông lâm nghiệp vẫn phát triển theo chiều hướng tích cực, năng xuất lúa, ngô và một số cây trồng khác đều tăng, đảm bảo an ninh lương thực trong vùng.

* Lâm nghiệp: Ngoài tăng cường sản lượng lương thực vùng còn quan tâm đến đầu tư phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, hoạt động này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn kế hoạch đã đề ra. Diện tích rừng qua các năm liên tục được trồng thêm nhằm mục đích rừng sản xuất và rừng phòng hộ giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn đất, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trồng rừng hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.

* Thủy sản: Ngành thủy sản ở huyện cũng đang được chú trọng phát triển tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 391,51 ha. Đã thành lập các HTX thủy sản, ở các xã đã tiến hành triển khai mô hình chăn nuôi cá theo hướng thâm canh, tổ chức các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi thủy sản đã thu hút nhiều hộ nông dân tham gia. Tuy nhiên, phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản đều là các ao hồ nhỏ nằm phân tán trong các hộ gia đình nên năng suất, hiệu quả kinh tế chưa cao.

* Chăn nuôi: Tại một số địa phương đã xảy ra bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò, bệnh Lép tô ở lợn, gà, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của bà con nông dân, tích cực chủ động tiêm phòng chống dịch bệnh, phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời, nên đã duy trì được đàn gia súc, gia cầm.

b. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Những năm gần đây giá cả thị trường biến động làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và gây ra không ít khó khăn cho ngành tiểu thủ công nghiệp. Nhưng được sự hỗ trợ của các cấp các ngành và các doanh nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vẫn ổn định và phát triển đáng kể, các ngành nghề phụ và các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn ngày càng phát triển đa dạng, phong phú.

Huyện Mường Khương là vùng có tiềm năng lớn về Du lịch với nhiều điểm di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là một thế mạnh của vùng góp phần vào việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương và tăng thu ngân sách đồng thời góp phần xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Tuy nhiên các hoạt động khai thác đang làm nảy sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường và làm xuống cấp nhanh chóng hệ thống đường giao thông.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

Dân số và lao động là những yếu tố ảnh hưởng đến trật tự xã hội, việc làm, quyết định đến chất lượng cũng như số lượng trong sản xuất của các hộ trong huyện bởi đó mà các cơ quan và chính quyền địa phương cùng người dân luôn điều tiết sự ổn định của dân số không tăng quá nhanh hoặc quá chậm, mỗi hộ chỉ sinh từ một đến hai con, tạo công ăn việc làm cho lao động tránh tình trạng thất nghiệp tuy nhiên dân số huyện Mường Khương phân bố chưa đều, phần lớn dân cư tập trung ở những thôn gần đường giao thông, trung tâm huyện, trung tâm xã. Lao động trong độ tuổi tương đối dồi dào, chịu khó, ham làm giàu nhưng chủ yếu là lao động phổ thông không được đào tạo nghề.

Đến năm 2019 tổng dân số trung bình toàn huyện ước tính là 50.124 người, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 45.312 người chiếm 90,39% và nhân khẩu phi nông nghiệp 4.812 người chiếm 9,61%, phân bố tại 16 xã, thị trấn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nghề đem lại nguồn thu nhập chính của người dân trong huyện Mường Khương.

Trình độ văn hóa của nhân dân Mường Khương đã từng bước được nâng lên. Năm 2019 16 xã, thị trấn đã có trường tiểu học, 16 xã, thị trấn đã được cộng nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học.

Trình độ lao động từng bước được nâng lên, thông qua các hoạt động khuyến nông, đa số đã tiếp thu được kiến thức và kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi. Các hộ trồng lúa nếp cái được tập huấn kỹ thuật trồng cây và chăm sóc, nên năng suất và chất lượng ngày càng cao. Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật như áp dụng cơ giới hóa vào trồng trọt, chăm bón, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Trình độ cán bộ cấp xã nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý Nhà nước cấp cơ sở.

Đội ngũ các bộ cấp huyện nói chung được đào tạo cơ bản qua các trường lớp. Đa số cán bộ chủ chốt của huyện đều có trình độ Đại học trở lên, đã và đang phát huy tốt năng lực hiện có vào công tác lãnh đạo quản lý Nhà nước của

huyện. Tuy nhiên vào những năm tới sự phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao thì huyện còn thiếu một số cán bộ có trình độ Đại học về các chuyên ngành quản lý dự án, kỹ sư xây dựng, kỹ sư gia thông, thủy lợi và các ngành kinh tế kỹ thuật khác.

b. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Những năm gần đây huyện đã có nhiều cố gắng, cộng với sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh Lào Cai một số cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội đã được bổ sung, cải tạo, nâng cấp đáng kể đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Huyện Mường Khương là huyện miền núi nên việc đưa điện về các xã vùng cao gặp nhiều khó khăn, song huyện đã cố gắng đầu tư cho mạng lưới điện ngày càng mở rộng, tăng dung lượng các trạm biến áp. Đến nay 16/16 xã đã có điện lưới tới trung tâm xã, trên 90% số thôn bản trong toàn huyện được dùng điện. Cùng với sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng chính quyền, sang năm 2020 huyện quyết tâm phủ mạng lưới điện tời khắp các thôn bản ở vùng sâu, vùng xa, giúp người dân mà chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, nâng cao đời sống dân sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)