Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 88 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

trên địa bàn huyện Mường Khương

3.4.1. Kết quả đạt được

Công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương đã đạt được một số kết quả như sau:

- Công tác quy hoạch cho phát triển nông nghiệp đã được thực hiện theo thế mạnh của địa phương, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời khi thực hiện quy hoạch đã thực hiện khá đồng bộ, có tham gia của thành phần kinh tế địa phương.

- Công tác xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp, huyện đã thực hiện và có chính sách thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành nông nghiệp huyện, môi trường đầu tư được cải thiện như chính sách đất đai, rừng, vốn vay,... có kế hoạch xây dựng chương trình xúc tiến cho phát triển nông nghiệp, các tiêu chí đánh giá cho chính sách đầu tư kinh doanh cho nông nghiệp huyện.

- Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp được bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp được biết và tham

gia trong một số dự án về rừng, dược liệu, chăn nuôi gia súc,... tại huyện; công tác tư vấn, đánh giá quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp được quan tâm.

- Công tác kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp thể hiện khá tốt công tác phân bổ nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp như chính sách đất đai, thuế nông nghiệp, thủy lợi phí,...huyện đã quản lý các đối tượng đầu nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp khá đảm bảo.

- Công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp khá tốt, hàng năm huyện có dự án tham gia vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp như dự án liên quan đến chăm sóc và phát triển rừng, dự án chăn nuôi gia súc, dự án về dược liệu,...

- Bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp: Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp của huyện.

- Quản lý nhà nước về các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp: Có triển khai chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp (vốn, KHCN, đào tạo nguồn nhân lực,…); có tổ chức bộ máy quản lý nhà nước riêng cho các doanh nghiệp NN để kiểm soát tốt nhất hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp.

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Công tác quy hoạch cho phát triển nông nghiệp chưa thực hiện triệt để theo chiều rộng và chiều sâu, các nội dung quy hoạch thể hiện được một phần tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian và lãnh thổ của nông nghiệp huyện.

- Công tác xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp chưa có cơ chế phối hợp với sở ban ngành địa phương, chủ động tích

cực ban hành chính sách nông nghiệp còn chưa chủ động, còn phụ thuộc chủ yếu vào tỉnh và Bộ NN&PTNT.

- Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp còn chưa tăng cường thanh tra, kiểm tra các dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp.

- Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp như hỗ trợ thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp huyện chưa được đầu tư trọng điểm, khả năng thực hiện chính sách ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

- Bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp còn chưa sắp xếp nhân lực hợp lý, khoa học phù hợp với điều kiện của địa phương; Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí quy định chưa rõ ràng, công khai.

- Quản lý nhà nước về các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp,huyện chưa có lộ trình chi tiết cho định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp chưa thực hiện thường xuyên theo định kỳ.

3.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Các hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Huyện có địa hình phức tạp, địa hình không ưu đãi nên khó khăn trong phát triển nông nghiệp hơn so với các huyện khác trong tỉnh.

- Chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp chưa thực hiện đồng bộ, mỗi hoạt động đều chia tách nhỏ các nội dung để dễ vận dụng ho huyện nên thực hiện tổng thể chính sách QLNN về nông nghiệp không thuận lợi.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện trong thời gian qua chưa thực sự đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hơn nữa, khi tổ chức thực hiện do trình độ của cán bộ quản lý nhất là ở cấp chính quyền xã, đã làm cản trở, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các chính sách đầu tư còn rườm rà, mất nhiều thời gian và gây bất lợi cho chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ xin cấp phép đầu tư.

- Đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi nguồn lực rất lớn của Nhà nước cũng như toàn xã hội, bởi lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn huyện khá rộng, địa hình phức tạp, nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa, sản xuất chưa phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, đời sống khó khăn,... Trong khi đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và toàn xã hội có hạn.

- Kết cấu hạ tầng trên địa bàn chưa hoàn thiện, hệ thống giao thông thủy lợi chưa thực sự thuận lợi để sản xuất một nền nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)