Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác bộ máy QLNN về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 97 - 98)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

4.2.2. Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác bộ máy QLNN về

a. Căn cứ

Để tăng cường công tác QLNN đối với nông nghiệp, cơ cấu tổ chức của cơ quan QLNN cần sắp xếp hợp lý, gọn nhẹ trên cơ sở xác định số lượng các đầu việc phù hợp. Việc đổi mới cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước cung ứng dịch vụ công là yêu cầu rất tất yếu, các cơ quan, đơn vị phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động của bộ máy hành chính, bao gồm tuân thủ các quy tắc, quy trình và nhiệm vụ của tổ chức, có sự chuyên môn hóa và phân công trong công việc, xác định rõ vị trí công việc và trách nhiệm, bảo đảm sự kiểm tra chặt chẽ của cấp trên đối với cấp dưới, cũng như sự kiểm tra của người quản lý đối với chuyên viên, định hình tổ chức căn cứ vào quy mô, chức năng, kiến thức và kỹ năng; đảm bảo sự thống nhất theo chiều dọc và chiều ngang; đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận và các cá nhân.

b. Nội dung giải pháp

Tổng rà soát và định kỳ rà soát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện.Trên cơ sở đó phân định chức năng QLNN về nông nghiệp, xóa bỏ chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền. Tiếp tục thực hiện hoạt động được phân cấp giữa UBND tỉnh cho cơ quan chuyên môn và UBND huyện Mường Khương, bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả thẩm quyền được phân cấp.

Cần tạo ra cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các phòng ban trong cùng tổ chức sao cho nhịp nhàng, hợp lý và khoa học, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, bởi lẽ trong hoạt động QLNN về nông nghiệp khá phức tạp, nhiều lĩnh vực khác nhau như chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp… mỗi nội dung lại do bộ phận chức năng phụ trách, do đó cơ chế phối hợp hợp lý, khoa học là điều vô cùng quan trọng.

Yêu cầu cơ bản là cần tăng cường sự phân công và quyền hạn cho các cơ quan QLNN về nông nghiệp, giảm khâu trung gian trong bộ máy. Việc phân công, phân cấp cho các tổ chức công trong nông nghiệp có đầy đủ thẩm quyền trong phân cấp dịch vụ công như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, buôn bán, vận chuyển,… cho người dân. Vì các tổ chức gần dân nhất, nắm được các yêu cầu của dân và trực tiếp thực thi các hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Tăng cường tính tự chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên, tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy QLNN về nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)