Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 85 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

a. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện * Điều kiện kinh tế

Huyện Mường Khương là huyện có điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn do địa hình và vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên không mấy ưu đãi nên kinh tế chưa phát triển mạnh như các địa bàn các huyện khác.

Qua biểu đồ cho thấy cơ cấu kinh tế huyện có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm cao nhất so với ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2017, ngành nông nghiệp chiếm 54,21%; năm 2018 chiếm 56,11% và năm 2019 chiếm 57,67%. Ngành công nghiệp xây dựng có tăng nhưng không đáng kể, năm 2017 chiếm 31,21%, năm 2018 chiếm 32,25% và năm 2019 chiếm 32,87%. Đối với ngành dịch vụ, năm 2017 chiếm 14,58%, năm 2018 chiếm 11,64% và năm 2019 chiếm 9,46%.

Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Mường Khương giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Mường Khương

Có thể thấy huyện Mường Khương là huyện nông nghiệp, có cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này tác động không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước cho phát triển nông nghiệp huyện trên các khía cạnh về quy hoạch, đầu tư CSHT, thu hút doanh nghiệp nông nghiệp, ứng dụng KHCN, bố trí bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp huyện,..huyện sẽ phải thực hiện tất cả các khía cạnh này để có thể phát huy thế mạnh trong ngành nông nghiệp huyện Mường Khương.

* Về điều kiện xã hội

Huyện Mường Khương là vùng đất người dân cần cù, chịu khó, có nhiều ngành nghề truyền thống. Song đời sống người dân còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển quá thấp, chủ yếu nhận trợ cấp của Trung ương gây khó khăn cho quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. Đây là những nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả công tác QLNN về phát triển nông nghiệp cho huyện. Độ tuổi trung bình của lao động tại huyện là khá trẻ, tuy nhiên trình độ lại còn hạn chế, do đó, số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiều, nhưng chất lượng chưa cao, điều

54.21 56.11 57.67

31.21 32.25 32.87

14.58

11.64 9.46

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

ĐVT %

này cũng phần nào làm giảm sự cạnh tranh của huyện trong việc thu hút đầu tư; công tác kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp; công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp; công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

b. Đường lối, chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp huyện

Hiện trạng phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường Khương những năm qua phù hợp với chủ trương của huyện, của ngành Nông nghiệp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống mới có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tiềm năng của địa phương vào sản xuất. Người dân trên địa bàn các xã Cao Sơn, Dìn Chin, La Pan Tẩn, Lùng Khấu Nhin, Lùng Vaicũng đã và đang phát triển mạnh diện tích trồng các loại cây ăn quả (quýt, na, bưởi, mận, ổi…), từng bước hình thành những vùng chuyên canh. Theo thống kê mới nhất, tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện Mường Khương là trên 700ha (tăng 100ha so với năm 2017), trong đó hơn 400 ha đang cho thu hoạch.

Đề án 2615 của huyện về hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương, ban hành ngày 14/6/2018, UBND huyện hỗ trợ giống lúa, phân bón cho bà con; cho bà con vay vốn để nuôi trâu, bò. Ngân hàng Chính sách Xã hội đã giải ngân được hơn 1 tỷ đồng, hiện đã thành lập được 15 nhóm hộ với 223 con trâu, bò ở 18 xóm của 7 xã. Theo đó, tỉnh hỗ trợ tiền trồng cỏ voi, để làm thức ăn nuôi trâu, bò. Tất cả những hỗ trợ trên giúp đồng bào dân tộc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đời sống tinh thần của đồng bào cũng được các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Những năm gần đây, ngày càng nhiều nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng; sách báo được cấp phát đến thôn bản.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay của Mường Khương có thể thấy việc phát triển cây ăn quả còn thiếu những yếu tố bền vững. Chuyện được mùa

mất giá trong sản xuất nông nghiệp đã xảy ra ở nhiều nơi và cũng không còn xa lạ với người dân một số vùng của huyện. Nhiều người trồng quýt vàng, trồng na mới đây là chuối ở Mường Khương đã ngậm ngùi nuốt “trái đắng” vì sản phẩm làm ra không có người mua, hoặc phải chấp nhận bán với giá rẻ mạt... Vì thế, dù đầu ra cho những sản phẩm cây ăn quả chủ lực của Mường Khương hiện vẫn khá tốt, chưa có áp lực lớn nhưng người nông dân trên địa bàn cũng bắt đầu cảm nhận thấy những khó khăn. Với định hướng về cây trồng và vật nuôi cho phát triển nông nghiệp dựa trên điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế cho thấy đã bám sát và triển khai có hiệu quả, tuy nhiên yếu tố bền vững còn chưa thực hiện quyết liệt gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)