Hoàn thiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 95 - 97)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách

a. Căn cứ

Công cuộc đổi mới của ngành nông nghiệp chuyển sang giai đoạn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước, muốn có hiệu lực và hiệu quả phải xây dựng được hệ thống quan điểm rõ ràng và có một phương án tổng thể. Điều đó cho thấy đối với lĩnh vực quản lý đặc thù như quản lý dự án, chương trình phát triển nông thôn lại càng đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, tổng thể mới có thể tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN.

b. Nội dung giải pháp

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với dự án đầu tư ở huyện Mường Khương phải sử dụng các quy phạm pháp luật đầu tư của Trung ương ban hành. Do đó để tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với phát triển nông thôn ở huyện thì vấn đề đầu tiên Nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Cần tập trung rà soát, kịp thời phát hiện, xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo giữa văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo sự thống nhất. Mặt khác, cần kịp thời sửa đổi những quy định pháp luật đã không còn phù hợp, bổ sung các quy định mới về quản lý và tiến hành các dự án xây dựng các kết cấu hạ tầng vào các khu vực nông thôn để đáp ứng yêu cầu QLNN trong tình hình mới.

Tiến hành ngay việc rà soát, tập hợp văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp quy) của huyện Mường Khương, xác định những lĩnh vực nào đã có văn bản pháp quy thay thế, những lĩnh vực nào vẫn còn áp dụng quy định của tỉnh trước đây. Các văn bản pháp quy cần được tập hợp hóa một cách đầy đủ, phát hành rộng rãi để cán bộ, công chức và nhân dân lắm được những quy định của tỉnh về quản lý và thực hiện.

Nâng cao chất lượng hoạt động lập quy hoạch, trước hết phải đảm bảo tính thống nhất với văn bản của cấp trên, không trái luật. Trước khi ban hành một văn bản pháp quy, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch ban hành, còn phải chú ý tới việc tập hợp đầy đủ các quy định có liên quan trong các văn bản của Trung ương, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc ban hành. Cần loại trừ ngay hiện tượng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, nội dung quy định trái với văn bản chương trình khác không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn, phải thực hiện dự án và sử dụng đất đai đúng mục đích.

Việc ban hành văn bản pháp quy của nông thôn phải chú ý tới tính cấp thiết và tính khả thi, rõ ràng, đúng thời điểm của văn bản. Tăng cường năng lực quản lý trong lĩnh vực đất đai không đồng nghĩa với việc trung ương ra văn bản gì thì địa phương cũng phải có văn bản cụ thể hóa. Chỉ ra văn bản pháp quy trong trường hợp quy định của trung ương chưa thể triển khai ngay được do đặc thù địa phương và thực tiễn quản lý dự án và sử dụng đất đai của địa phương đòi hỏi phải có hướng dẫn cụ thể để thi hành văn bản pháp luật đạt kết quả cao nhất.

Củng cố và tăng cường năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan đến việc thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch; bố trí hợp lý và đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ chuyên môn về quản lý quy hoạch; tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch để kịp thời giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch. Thường xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung

quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp của từng giai đoạn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, vùng, lĩnh vực có liên quan và theo hướng phát huy lợi thế; liên kết phát triển nông nghiệp vùng chuyên canh để tận dụng và phát huy kết cấu hạ tầng, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, sự đầu tư của nhiều chủ thể kinh tế và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã khẩn trương rà soát và quy hoạch lại để xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, cơ sở ngành nghề gắn với quy hoạch nông thôn mới như: Mở mang hệ thống giao thông các công trình điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý xa khu dân cư.

- Thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu về nông, lâm sản, cây công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, đất đai để tạo điều kiện đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)