Công tác tổ chức, quản lý, sử dụng nhân lực quản lý nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 73 - 77)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn

3.2.6. Công tác tổ chức, quản lý, sử dụng nhân lực quản lý nông

Ở huyện Mường Khương, Phòng Nông nghiệp là cơ quan hành chính được UBND huyện Mường Khương giao tổ chức thực hiện QLNN về lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, còn có sự phối hợp của các phòng chuyên môn, các ngành liên quan của huyện để tổ chức thực hiện QLNN về nông nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể của các ban, ngành huyện được thể hiện cụ thể ở Bảng 3.13 Tô chức thực hiện QLNN về nông nghiêp ở huyện Mường Khương.

Bảng 3.13. Tổ chức thực hiện QLNN về nông nghiêp ở huyện Mường Khương

TT Tên cơ quan Nhiệm vụ

1 Phòng Nông nghiệp - Tham mưu UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện các văn bản về lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền; Giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng;

- Tổ chức thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật, Quy hoạch, Kế hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; - Tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp; - Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông nghiệp; Thực hiện phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp trên địa bàn huyện;

- Quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp; vật tư nông, lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi;

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên – Môi trường và các cơ quan liên quan thống kê diễn biến đất nông nghiệp;

TT Tên cơ quan Nhiệm vụ

- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác QLNN.

2 Phòng Tài chính - Kế hoạch: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp

- Tham mưu UBND huyện cân đối, phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương, tỉnh, huyện và nguồn vốn từ hợp pháp khác để triển khai thực QLNN và triển khai thực hiện các chương trình, chính sách về nông nghiệp; - Tham mưu UBND huyện cấp GCN đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở lĩnh vực nông nghiệp

3 Phòng Tài nguyên – Môi trường: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp

- Rà soát, kiểm soát và quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp;

- Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan về đồn điền đồi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất, giao dịch đất đai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cơ chế khuyến khích nông dân góp đất cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất.

4 Phòng Quản lý đô thị: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp

Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và các xã, phường rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và thực hiện quy hoạch

5 Phòng Văn hóa - Thông tin; Đài Truyền thanh - Truyền hình: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp

Xây dựng chương trình truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách ngành nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, góp phần triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

6 Các Trạm: Khuyến nông - Khuyến lâm, Bảo vệ thực vật, Thú y: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp

Triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả các nội dung liên quan của Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, Đề án phát triển ngành nông nghiệp

7 Công an huyện: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp

Bố trí lực lượng tham gia các đoàn công tác liên ngành để tăng cường và hỗ trợ kiểm tra đột xuất, kịp thời trong công tác QLNN về nông nghiệp, cụ thể là về chất lượng VTNN và ATTP nông sản, kiểm tra KSGM.

Nguồn: UBND huyện Mường Khương

Ở cấp xã, bộ phận chuyên môn QLNN về nông nghiệp là Ban nông nghiệp, dưới sự chỉ đạo của UBND cấp xã. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện QLNN về nông nghiệp của cấp xã:

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, đề án của huyện, UBND cấp xã thường xuyên cập nhật, điều chỉnh Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng mỗi địa phương lựa chọn sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, có lợi thế và ưu tiên chỉ đạo, phát triển.

- Căn cứ các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện để tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng; đồng thời vận dụng các cơ chế, chính sách phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương; Tuyên truyền các quy định pháp luật, TTHC về hoạt động SX, KD lĩnh vực nông nghiệp.

- Phối hợp với các Phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan về QLNN về nông nghiệp.

- Bố trí nhân sự phụ trách về QLNN lĩnh vực nông nghiệp tại cấp xã.

Bảng 3.14. Trình độ cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp huyện Mường Khương

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (người) Tỷ trọng (%) Số tiền (người) Tỷ trọng (%) Số tiền (người) Tỷ trọng (%) Sau đại học 4 6,45 6 9,09 8 11,27 Đại học 41 66,13 45 68,18 47 66,20 Cao đẳng, trung cấp 17 27,42 15 22,73 16 22,53 Tổng 62 100,00 66 100,00 71 100,00

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Mường Khương

Bảng 3.14 ta thấy số lượng và chất lượng làm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp tăng đáng kể, đặc biệt là số lượng cán bộ có trình độ Đại học và sau đại học cụ thể năm 2017 số lượng cán bộ có trình độ sau đại học là 4 người chiếm 6,45%, đến năm 2018 là 6 người chiếm 9,09% và đến năm 2019 tăng lên là 8 người chiếm tỷ lệ 11,27%; đối với trình độ đại học thì tăng từ 41 người năm 2017 lên 47 người năm 2019; số lượng cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp giảm dần từ 27, 42% năm 2017 xuống 22,73 % năm 2018 và 22,53% năm 2019.

Ngoài ra để đánh giá công tác tổ chức và sử dung nhân lực quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tác giả tiên hành khảo sát 71 cán bộ quản lý kết quả điều tra thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát về công tác quản lý tổ chức, quản lý, sử dụng nhân lực quản lý nông nghiệp huyện Mường Khương

TT Nội dung ĐTB Ý nghĩa

I. Đánh giá của cán bộ

1 Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản,

gọn nhẹ, hiệu quả 1,72 Yếu

2 Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa

học 1,68 Yếu

3 Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định

rõ ràng, công khai 1,74 Yếu

4 Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà nước và

địa phương 2,31 Trung bình

Bình quân 1,86 Trung bình

II. Đánh giá của lãnh đạo

1 Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản,

gọn nhẹ, hiệu quả 1,62 Yếu

2 Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa

học 1,65 Yếu

3 Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định

rõ ràng, công khai 2,42 Trung bình

4 Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà nước và

địa phương 2,21 Trung bình

Bình quân 1,98 Trung bình

III.Đánh giá của hộ sản xuất nông nghiệp

1 Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản,

gọn nhẹ, hiệu quả 1,75 Yếu

2 Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa

học 1,74 Yếu

3 Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định

rõ ràng, công khai 2,51 Trung bình

4 Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà nước và

địa phương 2,47 Trung bình

Bình quân 2,11 Trung bình

Đánh giá của cán bộ về bộ máy tổ chức và sử dụng nhân lực trong quản lý nông nghiệp huyện Mường Khương chỉ đạt số điểm là 1,86 tương ứng với mức trung bình với số điểm của các tiêu chí nằm trong khoảng từ 1,68 đến 2,31 trong đó tiêu chí “Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà nước và địa phương” đạt số điểm cao nhất là 2,31. Tiêu chí đạt số điểm thấp nhất là “Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa học” đạt số điểm 1,68 hiện nay số lượng cán bộ thuộc cơ quan quản lý về nông nghiệp huyện còn thực hiện nhiều nhiệm vụ ở cùng vị trí, mỗi xã, thị trấn có 3-5 cán bộ thực hiện công tác phát triển nông nghiệp cho xã, thị trấn, tại Phòng Nông nghiệp huyện có 22 cán bộ, số lượng cán bộ trên toàn địa bàn huyện còn mỏng, để phát triển nông nghiệp hơn nữa rất cần số lượng và chất lượng trong cơ cấu bộ máy nhân sự của huyện hợp lý và khoa học.

Kết quả đánh giá của lãnh đạo về bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp đạt 1,98 điểm, xếp loại trung bình. Tiêu chí “Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định rõ ràng, công khai” đạt 2,42 điểm, tại huyện, bộ máy quản lý về phát triển nông nghiệp là phòng nông nghiệp, có chức năng và nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp cho huyện, tiêu chí “Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả” đạt 1,62 điểm, hiện tại bộ máy hoạt động của Phòng Nông nghiệp huyện còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên (từ Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT, UBND tỉnh, UBND huyện) nên bộ máy còn cồng kềnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và điều hành của nhiều cơ quan cấp trên nên còn bị động khi thực hiện chính sách cho địa bàn.

Đánh giá của các hộ sản xuất nông nghiệp về bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp đạt kết trung bình với số điểm là 2,11 trong đó tiêu chí “Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định rõ ràng, công khai” đạt số điểm trung bình cao nhất là 2,51, còn tiêu chí “Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa học” đạt số điểm thấp nhất là 1.75.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)