Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 50 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn

3.2.1. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp

Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp được huyện Mường Khương lồng ghép trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện. Từ năm 2017- 2019, quy hoạch phát triển nông nghiệp cụ thể hóa trong 02 đề án:

Đề án phát triển giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương loại III, thủy lợi hóa đất màu giai đoạn 2017-2019; Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Mường Khương giai đoạn 2016-2020.

Mục tiêu của Đề án phát triển giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương loại III, thủy lợi hóa đất màu giai đoạn 2017-2019: Đầu tư xây dựng 20 tuyến với 42,861 km chiều dài kiên cố hóa giao thông nội đồng; 23 tuyến với 69,81km chiều dài kiên cố hóa kênh mương loại III; đầu tư 1,56 km đường dây điện trung thế; 24,95 km đường dây điện hạ thế và 2 trạm biếp áp.

Mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mường Khương giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân 3-3,5%/năm (giá so sánh 2010). Đến 2020, cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; trong ngành, trồng trọt chiếm 30%, chăn nuôi 55%, dịch vụ nông nghiệp 15%. Đối với trồng trọt, đến năm 2020 ổn

định diện tích sản xuất canh tác chuyên trồng lúa nước 2.200 ha (theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Mường Khương); Mở rộng diện tích gieo trồng lúa giống 1.200 ha, lúa chất lượng 3.000 ha, ngô 7.500 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 1.200 ha, cây thực phẩm 1.500 ha. Đối với chăn nuôi, đến năm 2020, đàn trâu 2.550 con; đàn bò 3.000 con, đàn lợn 18.000 con, tỷ lệ lợn siêu nạc trên 50 %; đàn gia cầm 1.000.000 con.

Bảng 3.2. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%)

Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 18/17 19/18 Bq Trồng trọt 7,5 52,45 9,2 55,42 10,2 55,74 122,67 110,87 116,62 Chăn nuôi 6,8 47,55 7,4 44,58 8,1 44,26 108,82 109,46 109,14 Tổng cộng 14,3 100 16,6 100 18,3 100 116,08 110,24 113,12

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Mường Khương

Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương giai đoạn 2017-2019 đã đạt được nhiều kết quả. Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương giai đoạn 2017-2019 đã tăng lên khá nhanh, năm 2017 là 14,3 tỷ đồng năm 2018 tăng thêm 2,3 tỷ đồng tương ứng tăng với tốc độ là 16,08% so với năm 2017, năm 2019 tiếp tục tăng lên là 18,3 tỷ đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 10,24% so với năm 2018. Trong đó nguồn vốn đầu tập trung yếu vào trồng trọt cụ thể năm 2017 nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp trồng trọt là 7,5 tỷ đồng chiếm 52,45%, chăn nuôi là 6,8 tỷ đồng chiếm 47,55%; năm 2018 nguồn vốn đầu tư trồng trọt tăng lên là 9,2 tỷ đồng chiếm 55,42% tổng nguồn vốn đầu tư, chăn nuôi là 7,4 tỷ đồng chiếm 44,58%; năm 2019 tổng nguồn vốn đầu tư vào

trồng trọt tiếp tục tăng lên là 10,2 tỷ đồng chiếm 55,74% tổng nguồn vốn đầu tư của huyện, nguồn vốn đầu tư chăn nuôi là 8,1 tỷ đồng chiếm 44,26%.

* Kết quả thực hiện một số dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Mường Khương

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện một số dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Mường Khương giai đoạn 2017 -2019

Đơn vị: Triệu đồng

TT Tên dự án Địa điểm quy hoạch

Kinh phí thực hiện (Triệu đồng) Số hộ đã thực hiện (hộ)

1 Dự án phát triển cây ăn quả ôn đới (mận tả van, mận hậu)

Cao Sơn, La Pan Tẩn, Lùng Khấu Nhin, Nấm Lư, Dìn Chin, Tả Gia Khâu 4.408 302 2 Dự án phát triển quýt chín muộn Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ 5.690 230 3 Dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc

Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu

6.451 157

4 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất lúa Séng cù

Thanh Bình, Lùng Khấu Nhin, Nấm Lư, Tung Chung Phố

5.018 412

5 Dự án nhân rộng mô hình trồng mộc nhĩ đen

Nấm Lư. Nậm Chảy 1.340 58

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Mường Khương

- Dự án phát triển cây ăn quả ôn đới(mận tả van, mận hậu): quy mô hỗ trợ 110 ha/302 hộ tại các xã: Cao Sơn, La Pan Tẩn, Lùng Khấu Nhin, Nấm Lư, Dìn Chin, Tả Gia Khâu; tổng kinh phí thực hiện 4.408 triệu đồng (nhà nước hỗ

trợ 1.449 triệu đồng; nhân dân đối ứng 2.959 triệu đồng); Đã tổ chức được 10 lớp tập huấn/400 hộ tham gia. Đến nay đã thực hiện hỗ trợ xong và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

- Dự án phát triển quýt chín muộn, quy mô 106 ha/230 hộ, tại các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ; tổng kinh phí thực hiện 5.690 triệu đồng (nhà nước hỗ trợ 1.950 triệu đồng; nhân dân đối ứng 3.740 triệu đồng); Đến nay đã thực hiện hỗ trợ xong và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

- Dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc, quy mô hỗ trợ 157 con trâu, bò cái sinh sản cho 157 hộ tại các xã: Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu; tổng kinh phí thực hiện 6.451 triệu đồng (nhà nước hỗ trợ 2.300 triệu đồng; nhân dân đối ứng 4.151 triệu đồng); Đến nay đã thực hiện hỗ trợ xong và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh quyết toán theo quy định. Đã giải ngân xong trong tháng 12 năm 2019.

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất lúa Séng cù, quy mô 105 ha/412 hộ tại các xã: Thanh Bình, Lùng Khấu Nhin, Nấm Lư, Tung Chung Phố; tổng kinh phí thực hiện 5.018 triệu đồng (nhà nước hỗ trợ 230 triệu đồng; nhân dân đối ứng 4.788 triệu đồng); Đến nay đã thực hiện hỗ trợ xong và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

- Dự án nhân rộng mô hình trồng mộc nhĩ đen, quy mô hỗ trợ cho 58 hộ tại xã Nấm Lư và xã Nậm Chảy; tổng kinh phí thực hiện 1.340 triệu đồng (nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng; nhân dân đối ứng 840 triệu đồng); Đến nay đã thực hiện hỗ trợ xong và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh quyết toán theo quy định. Đã giải ngân xong trong tháng 12 năm 2019.

Ngoài ra theo kết quả đánh giá của cán bộ, công chức ngành nông nghiệp về công tác quy hoạch của huyện ta thấy công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương chỉ đạt mức trung bình trong đó nội dung “Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương” đạt số điểm cao nhất là 2,42;

tiếp đến là nội dung “Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho nông nghiệp” có số điểm là 2,28. Bên cạnh đó có một số nội dung chỉ đạt mức yếu là nội dung “Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia của các thành phần kinh tế” và “Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương” có số điểm trung bình lần lượt là 1,71 và 1,68.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương

TT Nội dung ĐTB Ý nghĩa

I Đánh giá của cán bộ

1 Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương 2,42 Trung bình 2 Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng

nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân 2,28 Trung bình 3 Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành

phần kinh tế địa phương 1,71 Yếu

4 Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian,

không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương 1,68 Yếu 5 Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN 2,04 Trung bình

Bình quân 2,03 Trung bình

II Đánh giá của lãnh đạo

1 Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương 2,01 Trung bình 2 Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN 2,23 Trung bình 3 Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia của các thành

phần kinh tế 1,75 Yếu

4

Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương

2,14 Trung bình

5 Quy hoạch làm căn cứ ban hành chính sách phát

triển nông nghiệp địa phương 2,05 Trung bình 6 Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng

nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân 1,67 Yếu

Bình quân 1,98 Trung bình

III. Đánh giá của các hộ sản xuất nông nghiệp

1 Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương 2,37 Trung bình 2 Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN 2,34 Trung bình

3 Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia của các thành

phần kinh tế 1,85 Yếu

4

Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương

2,14 Trung bình

5 Quy hoạch làm căn cứ ban hành chính sách phát

triển nông nghiệp địa phương 2,21 Trung bình 6 Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng

nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân 1,74 Yếu

Bình quân 2,11 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Đối với đánh giá của lãnh đạo, điểm trung bình đạt 1,98 trong đó cao nhất là tiêu chí “Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN” đạt 2,23 điểm, và thấp nhất là tiêu chí “Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân” đạt 1,67 điểm.

Đối với đánh giá của các hộ dân về nội dung này đạt số điểm là 2,11 trong đó tiêu chí “Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương” đạt số điểm cao nhất là 2,37 còn tiêu chí “Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân” đạt số điểm thấp nhất là 1,74.

Nhìn chung, kết quả đánh giá cho thấy cán bộ, lãnh đ ạo và các h ộ sản xu ất nông ng hi ệp đều đánh giá chỉ tiêu quy hoạch phát triển nông nghiệp ở mức trung bình thấp, huyện Mường Khương cần những giải pháp cụ thể để khắc những yếu kém này nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)