5. Bố cục của luận văn
3.1. Đặc điểm của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Mường Khương là một huyện vùng biên của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 50 km về phía Đông Bắc, có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng, thuận lợi cho giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
a. Địa hình
Huyện Mường Khương thuộc dãy núi Tây Côn Lĩnh được kiến tạo bởi cao nguyên cổ Bắc Hà. Địa hình bị chi cắt phức tạp nhiều núi cao, dốc lớn gây nhiều khó khăn trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các huyện trong tỉnh.
b. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu chịu ảnh hưởng của tính chất Á nhiệt đới, ở độ cao khá lớn, lại nằm sâu trong lục địa nên còn mang nhiều tính chất khí hậu lục địa. Một năm có hai mùa nhưng không có ranh giới rõ rệt, nhiệt độ bình quân từ 150 - 160C. Mùa Đông rét đậm, có sương muối, độ ẩm cao về mùa hè. Lượng mưa lớn nhất là 2402mm/năm, lượng mưa nhỏ nhất là 1358mm/năm.
Về thủy văn: Huyện Mường Khương có mạng lưới sông suối khá dày với mật độ 0,7 - 1km/km2, do hoạt động của hiện tượng Kaster nên nguồn nước mặt bị hạn chế, có nhiều nguồn chảy ngầm.
c.Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên nước: Nước mặt ở huyện Mường Khương khá phong phú nhưng phân bố không đồng đều phụ thuộc vào địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt. Do cấu tạo của địa hình và hiện tượng Karster hoạt động mạnh mẽ nên các mạch nước nước ngầm ở huyện khá hạn chế.
Tài nguyên rừng: Tỉ lệ rừng che phủ tại huyện Mường Khương tính đến ngày 31/12/2019 là 40%, tuy nhiên tài nguyên rừng đang bị đe dọa, đa dạng sinh học bị giảm mạnh, tầng tán bị phá vỡ, chất lượng rừng thấp. Động vật rừng bị săn bắt, nhiều loài đã và đang di cư đi nơi khác, nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn có một số loại khoáng sản quý có trữ lượng tương đối lớn đang được thăm dò và kiểm định, tiến hành khai thác như chì, kẽm, antinmon, quặng cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý để tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm và bảo vệ tốt môi trường sống.