Công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch đề tài nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 67 - 73)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn

3.2.5. Công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch đề tài nghiên

cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Trên các hộ dân địa bàn huyện Mường Khương đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp như máy bơm, máy gặt, máy sao chè, máy cắt cỏ góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc. Đánh

giá về sự tiện ích của các loại máy móc kể trên ông Dương Thanh Kiên, ở xóm Thanh Giang, xã Cao Sơn cho biết: “Trước đây, khi chưa có máy móc, thu hái chè về không kịp chế biến nên chè thường bị ôi, chất lượng không đảm bảo, giá bán thấp. Từ khi có máy sao, vò chè, chè hái về đến đâu, chế biến đến đó nên chất lượng chè được đảm bảo, giá bán ra cao hơn, cuộc sống của người trồng chè như gia đình tôi vì thế cũng được cải thiện đáng kể”.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Mường Khương nhưng việc áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp diễn ra một cách nhanh chóng.

Bảng 3.11.Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp huyện Mường Khương giai đoạn 2017-2019

TT Nội dung Năm 2017 Năm

2018

Năm 2019

1 Máy cày, máy xới đất, bừa 2100 2200 2600

2 Máy bơm 3145 3205 3550

3 Máy cắt cỏ 870 920 950

4 Máy vò chè 1020 1240 1360

5 Máy sao chè 1100 1320 1450

6 Máy phun thuốc trừ sâu tự động 1200 1500 1700

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Mường Khương

Qua bảng 3.11 ta thấy sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong sự đa dạng hóa các thiết bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương, tính đến năm 2019 huyện có 2.600 máy cày, xới đất, bừa; hơn 3500 máy bơm nước các loại, gần 1000 máy cắt cỏ; hơn 1.300 máy vò chè; hơn 1.400 thùng sao chè có động cơ; trên 1700 máy phun thuốc trừ sâu bằng ắc-quy điện. Còn các loại máy khác (như máy kéo, máy tẽ hạt ngô, máy vò chè, máy chế biến thức ăn, máy gặt đập liên hoàn…) cũng được bà con sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.

Để có được những nông cụ kể trên, bên cạnh người dân tự mua sắm, những năm qua, nhiều chương trình, dự án triển khai ở huyện Mường Khương đã và đang đem lại cho người dân cơ hội để đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo cấy đến thu hoạch, góp phần thay thế dần sức kéo từ gia súc, tăng năng suất lao động trên một diện tích cây trồng và tăng hiệu quả kinh tế. Đơn cử là mô hình ứng dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp theo Phương án sản xuất của tỉnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019 với tổng số 19 hộ dân tại các xã Bản Lầu, Bản Sen, Cao Sơn với tổng kinh phí thực hiện gần 780 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ hơn 30%, người dân đối ứng gần 70%. Là một trong những hộ được thụ hưởng, năm vừa qua, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, xóm Thanh Hương, xã Thanh Bình đã được hỗ trợ 130 triệu đồng để mua máy gặt đập liên hoàn (trị giá gần 500 triệu đồng). Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình hỗ trợ cơ khí hóa nông nghiệp và làng nghề, năm 2019, huyện đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ 15 bộ tôn quay và máy vò chè bằng inox, 6 máy chế biến nông sản và phun thuốc trừ sâu bằng động cơ cho một số tổ hợp tác và làng nghề trên địa bàn các xã Nậm Chảy, Nấm Lư, Pha Long và xã Lùng Vai với tổng kinh phí 170 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 50%. Ngoài ra, hệ thống tưới tự động bằng van xoay cho chè, quýt, na cũng đã được đầu tư, hỗ trợ cho người dân đang đem lại hiệu ứng tích cực khi tiết kiệm nhân công và nâng cao năng suất. Không chỉ hỗ trợ cho người dân về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, những năm qua, Chương trình 135 đã hỗ trợ phần lớn kinh phí tạo điều kiện cho bà con đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất. Năm 2019, 10 xã đã được hỗ trợ máy cày, máy làm đất, máy bơm nước… với tổng kinh phí hơn 3,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó huyện đã thực hiện dự án hỗ trợ máy cắt cỏ, quy mô thực hiện 45 cái/ 45 hộ tại các xã: Cao Sơn, Lùng Khấu Nhin; tổng kinh phí thực

hiện 270 triệu đồng; Đến nay đã thực hiện hỗ trợ xong và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát về công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ

trong phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương

TT Nội dung ĐTB Ý nghĩa

I. Đánh giá của cán bộ

1 Hàng năm có các dự án đề tài nghiên cứu và chuyển

giao cho ngành nông nghiệp huyện 2,66 Khá 2 Cán bộ khuyến nông tham gia nghiên cứu, cải tiến cho

ngành nông nghiệp 1,72 Yếu

3 Động viên, khuyến khích người dân tham gia cải tiến,

ứng dụng KHCN cho ngành nông nghiệp 2,14 Trung bình 4 Huyện trích kinh phí cho nghiên cứu và chuyển giao

KHCN cho ngành nông nghiệp 2,31 Trung bình

Bình quân 2,52 Trung bình

II. Đánh giá của lãnh đạo

1 Hàng năm có các dự án đề tài nghiên cứu và chuyển

giao cho ngành nông nghiệp huyện 2,16 Trung bình 2 Cán bộ khuyến nông tham gia nghiên cứu, cải tiến cho

ngành nông nghiệp 2,52 Trung bình

3 Động viên, khuyến khích người dân tham gia cải tiến,

ứng dụng KHCN cho ngành nông nghiệp 1,62 Yếu 4 Huyện trích kinh phí cho nghiên cứu và chuyển giao

KHCN cho ngành nông nghiệp 2,21 Trung bình

Bình quân 2,13 Trung bình

III.Đánh giá của hộ sản xuất nông nghiệp

1 Hàng năm có các dự án đề tài nghiên cứu và chuyển

giao cho ngành nông nghiệp huyện 2,44 Trung bình 2 Cán bộ khuyến nông tham gia nghiên cứu, cải tiến cho

ngành nông nghiệp 2,27 Trung bình

3 Động viên, khuyến khích người dân tham gia cải tiến,

ứng dụng KHCN cho ngành nông nghiệp 2,11 Trung bình 4 Huyện trích kinh phí cho nghiên cứu và chuyển giao

KHCN cho ngành nông nghiệp 2,39 Trung bình

Bình quân 2,30 Trung bình

Nhìn vào kết quả khảo sát bảng 3.12 của cán bộ QLNN về công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp huyện Mường Khương có giá trị trung bình đạt 2,21 điểm, xếp mức trung bình, điểm các tiêu chí nằm khoảng từ 1,72-2,66 điểm. Trong đó tiêu chí được đánh giá cao nhất là “Hàng năm có các dự án đề tài nghiên cứu và chuyển giao cho ngành nông nghiệp huyện” đạt 2,66 điểm, huyện Mường Khương là huyện vùng cao của tỉnh, có địa hình phức tạp nhưng lại có lợi thế phát triển cây ăn quả, cây dược liệu, thu hút các nhà khoa học các trường như Học viện nông nghiệp, Đại học Nông lâm Bắc Giang triển khai nhiều dự án cây ăn quả và dược liệu cho địa bàn. Bên cạnh đó, tiêu chí “Cán bộ khuyến nông tham gia nghiên cứu, cải tiến cho ngành nông nghiệp” chỉ đạt 1,72 điểm, lý do là các cán bộ chỉ hỗ trợ cho công tác ứng dụng kết quả NCKH cho nông nghiệp huyện, các chủ nhiệm đề tài, dự án mời cán bộ khuyến nông với tư cách là người học trong khóa tập huấn của chương trình dự án cho nên tiêu chí này đánh giá thấp nhất.

Kết quả đánh giá của lãnh đạo về công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp huyện Mường Khương có giá trị trung bình đạt 2,13 điểm,xếp mức trung bình. Tiêu chí “Cán bộ khuyến nông tham gia nghiên cứu, cải tiến cho ngành nông nghiệp” đạt 2,52 điểm, xếp mức khá và tiêu chí “Động viên, khuyến khích người dân tham gia cải tiến ứng dụng KHKT cho ngành nông nghiệp” đạt 1,62 điểm xếp loại yếu, hiện tại huyện chưa có chính sách về khuyến khích người dân cải tiến ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất cho lĩnh vực nông nghiệp.

Kết quả đánh giá của các hộ sản xuất nông nghiệp đối với công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển nông nghiệp huyện Mường Khương có số điểm đánh giá nằm trong khoảng từ 2,11- 2,44 các tiêu chí đều được đánh giá ở mức trung bình trong đó tiêu chí “Hàng năm có các dự án đề tài nghiên cứu và chuyển giao

cho ngành nông nghiệp huyện” đạt số điểm cao nhất là 2,44 và tiêu chí “Động viên, khuyến khích người dân tham gia cải tiến, ứng dụng KHCN cho ngành nông nghiệp” đạt số điểm thấp nhất là 2,11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)