Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra của các cán bộ về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo vùng sinh thái… để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua phương pháp này để phân tích tài liệu được khoa học, khách quan.

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về hoạt động phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

ti =

yi

; i = 2,3,.. n yi-1

Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Y1

Trong đó: Yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: Hoặc:

Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu * Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)

Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: = - 1 (nếu tính bằng lần)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)