Phương pháp thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực khảo thí tại đại học quốc gia hà nội​ (Trang 49 - 54)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả thực trạng công tác quản lý nhân lực khảo thí tại ĐHQGHN thông qua các bảng biểu được tác giả sử dụng để đánh giá những số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực trạng hoạt động quản lý nhân lực khảo thí của ĐHQGHN; hệ thống mã hoá các biến (Phụ lục II) và tính toán bằng phần mềm SPSS 20 và thể hiện qua các bảng biểu thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, số nhân lực thực tế đang làm việc, để có những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý nhân lực khảo thí tại ĐHQGHN, từ đó tìm ra những mặt hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhân lực khảo thí và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện công tác quản lý nhân lực khảo thí tại ĐHQGHN.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo là hoạt động nhằm kiểm tra sự tin cậy của dữ liệu thu thập được trước khi tiến hành các bước phân tích tiếp theo trong quá trình nghiên cứu. Tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp kiểm tra nhất quán nội tại thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, việc dùng phương pháp này giúp loại bỏ các biến rác nếu có, vì các biến này có thể phát sinh các yếu tố không phù hợp (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Đồng thời, tác giả cũng căn cứ hệ số tương quan giữa biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) để loại những biến quan sát không đóng góp hoặc không phù hợp với mô tả của yếu tố cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Căn cứ các nghiên cứu của Nunnally và Bernstein (1994), Hair và các cộng sự (1995), tiêu chuẩn chấp nhận độ tin cậy của thang đo là khi hệ số Cronbach's alpha ≥ 0,6, đồng thời, loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến - tổng ≤ 0,3. Kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo được thể hiện tại Bảng dưới đây (Kết quả phân tích chi tiết tại Phụ lục III):

Bảng 2.1: Kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo STT Biến quan sát Hệ số tương quan

giữa biến - tổng

Hệ số

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(1) (2) (3) (4)

I. Công tác xây dựng chiến lược nhân lực khảo thí Cronbach’s Alpha = 0,632

1 CHIEN1 0,465 0,523

2 CHIEN2 0.361 0,603

3 CHIEN3 0,564 0,549

4 CHIEN4 0,400 0,577

II. Công tác tuyển dụng và bố trí công việc Cronbach’s Alpha = 0,813 1 TUYEN1 0,818 0,719 2 TUYEN2 0,720 0,738 3 TUYEN3 0,559 0,794 4 TUYEN4 0,289 0,587 5 TUYEN5 0,795 0,730

III. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực Cronbach’s Alpha = 0,891 1 DAOTAO1 0,918 0,776 2 DAOTAO2 0,712 0,877 3 DAOTAO3 0,529 0,839 4 DAOTAO4 0,858 0,776

STT Biến quan sát Hệ số tương quan giữa biến - tổng

Hệ số

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(1) (2) (3) (4)

IV. Công tác đánh giá công việc Cronbach’s Alpha = 0,808

1 DANHGIA1 0,702 0,728

2 DANHGIA2 0,796 0,698

3 DANHGIA3 0,675 0,747

4 DANHGIA4 0,434 0,755

V. Chế độ đãi ngộ Cronbach’s Alpha =

0,799

1 DAINGO1 0,724 0,690

2 DAINGO2 0,752 0,672

3 DAINGO3 0,710 0,720

4 DAINGO4 0,334 0,765

VI. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chiến lược Cronbach’s Alpha = 0,721

1 KIEMTRA1 0,462 0,707

2 KIEMTRA2 0,783 0,402

3 KIEMTRA3 0,449 0,719

(Nguồn: Phân tích dữ liệu khảo sát sử dụng phần mềm SPSS 20)

Đối với biến TUYEN4, do hệ số tương quan giữa biến - tổng là 0,289 ≤ 0,3, biến này không có đóng góp nhiều vào việc mô tả yếu tố về công tác tuyển dụng và bố trí công việc, do đó, tác giả loại biến TUYEN4 khỏi thang đo trước khi tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo của nghiên cứu. Sau khi điều chỉnh, kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo sau điều chỉnh được thể hiện tại Bảng dưới đây (Kết quả phân tích chi tiết tại Phụ lục III):

Bảng 2.2: Kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo sau điều chỉnh

STT Biến quan sát Hệ số tương quan giữa biến - tổng

Hệ số

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(1) (2) (3) (4)

I. Công tác xây dựng chiến lược nhân lực khảo thí Cronbach’s Alpha = 0,632

1 CHIEN1 0,465 0,523

2 CHIEN2 0.361 0,603

3 CHIEN3 0,564 0,549

4 CHIEN4 0,400 0,577

II. Công tác tuyển dụng và bố trí công việc Cronbach’s Alpha = 0,845

1 TUYEN1 0,791 0,780

2 TUYEN2 0,739 0,779

3 TUYEN3 0,565 0,828

4 TUYEN5 0,805 0,776

III. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực Cronbach’s Alpha = 0,891 1 DAOTAO1 0,918 0,776 2 DAOTAO2 0,712 0,877 3 DAOTAO3 0,529 0,839 4 DAOTAO4 0,858 0,776

IV. Công tác đánh giá công việc Cronbach’s Alpha = 0,808

1 DANHGIA1 0,702 0,728

2 DANHGIA2 0,796 0,698

STT Biến quan sát Hệ số tương quan giữa biến - tổng

Hệ số

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(1) (2) (3) (4)

4 DANHGIA4 0,434 0,755

V. Chế độ đãi ngộ Cronbach’s Alpha =

0,799

1 DAINGO1 0,724 0,690

2 DAINGO2 0,752 0,672

3 DAINGO3 0,710 0,720

4 DAINGO4 0,334 0,765

VI. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chiến lược Cronbach’s Alpha = 0,721

1 KIEMTRA1 0,462 0,707

2 KIEMTRA2 0,783 0,402

3 KIEMTRA3 0,449 0,719

(Nguồn: Phân tích dữ liệu khảo sát sử dụng phần mềm SPSS 20)

Từ Bảng trên có thể thấy, phần lớn hệ số Cronbach’s Alpha đều đạt trong khoảng giá trị từ 0,7-0,8 và trên 0,8; riêng yếu tố về xây dựng chiến lược nhân lực khảo thí nhân sự đạt giá trị 0,632. Theo các nghiên cứu của Nunnally và Bernstein (1994), Peterson (1994), Hair và các cộng sự (1995) thì mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 thể hiện độ tin cậy lớn, thang đo lường tốt; trong khoảng từ 0,7-0,8 thì thang đo lường chấp nhận được; giá trị trong khoảng 0,6-0,7 thì có thể sử dụng trong trường hợp các khái niệm nghiên cứu hoặc bối cảnh nghiên cứu mới. Do đó, tác giả nhận thấy nghiên cứu về nhân lực khảo thí tại Việt Nam hiện nay còn tương đối mới, vì vậy, thang đo áp dụng đối với công tác hoạch định nhân sự đủ độ tin cậy để tiếp tục sử dụng trong các bước tiếp theo của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực khảo thí tại đại học quốc gia hà nội​ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)