Thực trạng về chất lượng nhân lực khảo thí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực khảo thí tại đại học quốc gia hà nội​ (Trang 63 - 65)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Thực trạng về chất lượng nhân lực khảo thí

Về trình độ học vấn: 100% cán bộ khảo thí tại ĐHQGHN có trình độ từ Đại học trở lên; trong đó, số cán bộ có trình độ thạc sỹ đạt tỷ lệ cao nhất, 56,1% quần thể khảo sát; số cán bộ có trình độ đại học và trình độ tiến sỹ khá tương đồng, lần lượt đạt 24,4% và 19,5%. Chi tiết tại Biểu đồ 2 dưới đây:

Biểu đồ 3.3: Tổng hợp cơ cấu trình độ học vấn của nhân sự khảo thí

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

Theo số liệu thống kê của ĐHQGHN, tính đến tháng 12/2018, cơ cấu trình độ của toàn bộ cán bộ, giảng viên, người lao động tại ĐHQGHN (4.211 người) như sau: Tiến sỹ: 1.268 người, tương đương 30,1%; Thạc sỹ: 1.562 người, tương đường 37,1%; Đại học: 1.017 người, tương đương 24,2%, còn lại thuộc các trình độ đào tạo khác.

Khi so sánh cơ cấu trình độ nhân sự khảo thí với cơ cấu trình độ cán bộ tại ĐHQGHN, có thể nhận thấy tỷ lệ trình độ đại học là tương đồng, đạt khoảng 24%. Trong khi đó, tỷ lệ nhân sự khảo thí có trình độ tiến sỹ (19,5%) thấp hơn nhiều so với mức chung của cả ĐHQGHN là 30,1%; tuy nhiên, trình độ thạc sỹ lại cao hơn so với mặt bằng của ĐHQGHN, 56% so với 37,1%.

Kết quả tổng hợp dữ liệu cho thấy, mặt bằng trình độ học vấn của nhân sự khảo thí tại ĐHQGHN là khá cao, hoàn toàn không có cán bộ có trình độ dưới đại học, số cán bộ đạt trình độ từ thạc sỹ trở lên chiếm đến 75% tổng số cán bộ khảo thí. Số cán bộ đạt trình độ tiến sỹ chiếm 1/5 tổng số cán bộ khảo thí.

Về thời gian công tác trong lĩnh vực khảo thí: Qua khảo sát, số lượng cán bộ có thời gian công tác trong lĩnh vực khảo thí từ 11-15 năm chiếm đa số so với các nhóm còn lại với 31,7%. Đứng thứ 2 là nhóm cán bộ công tác trong lĩnh vực khảo thí từ 5-10 năm với tỷ lệ 25,6%. Số lượng cán bộ công tác dưới 5 năm và từ 16-20 năm có tỷ lệ khá tương đồng, lần lượt là 14,6% và 17,1%. Số lượng cán bộ công tác trong lĩnh vực khảo thí trên 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 11%.

Biểu đồ 3.4: Tổng hợp thời gian nhân sự công tác trong lĩnh vực khảo thí

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng cán bộ công tác trong lĩnh vực khảo thí từ 10 năm trở xuống chiếm tỷ lệ 40,2%, tiếp đến là số cán bộ công tác trong lĩnh vực khảo thí từ 11-15 năm chiếm tỷ lệ 31,7%; còn lại là số cán bộ công tác với thời gian lâu hơn. Từ đó, có thể nhận thấy tỷ lệ cán bộ chưa có nhiều thời gian công tác trong lĩnh vực khảo thí chiếm đa số, số lượng cán bộ có thời gian dài công tác trong lĩnh vực khảo thí chiếm tỷ lệ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực khảo thí tại đại học quốc gia hà nội​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)