4. Kết cấu của luận văn
3.6.2. Một số hạn chế trong quản lý nhân lực khảo thí tại ĐHQGHN và
nguyên nhân
Trên cơ sở nghiên cứu dữ liệu thu thập được và quan sát, so sánh thực tế đối với thực trạng tổ chức, cơ cấu, các nội dung quản lý nhân lực khảo thí tổng quát của ĐHQGHN, tác giả tổng hợp một số hạn chế trong công tác quản lý nhân lực khảo thí tại ĐHQGHN và nguyên nhân cụ thể như sau:
Bảng 3.11: Tổng hợp một số hạn chế trong công tác quản lý nhân lực khảo thí tại ĐHQGHN và nguyên nhân
STT Hạn chế Nguyên nhân
1
- Mô hình tổ chức công tác khảo thí chưa thống nhất, tách biệt
Hình thức đào tạo tại các đơn vị thành viên trực thuộc hết sức đa dạng nên khó xác lập được mô hình quản lý, nguyên tắc chung cho tất cả các đơn vị.
2
- Công tác ban hành và triển khai chiến lược về nhân lực khảo thí, phát triển đội ngũ nhân lực khảo thí của ĐHQGHN chưa được thực hiện hiệu quả (tỷ lệ 80,3% số người được hỏi).
Việc hoạch định nhân lực chưa hoàn thiện và đồng bộ thống nhất từ cấp độ ĐHQGHN đến các đơn vị thành viên.
3
- Công tác tuyển dụng nhân lực khảo thí còn nhiều bất cập. Như đã trình bày ở trên, trong các năm gần đây, số lượng nhân lực khảo thí tuyển mới dao động rất ít. Dù thực trạng này khá phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của nhà trường trong hiện tại, tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực khảo thí của nhà trường trong tương lai, nhất là về đội ngũ kế thừa, cơ cấu về độ tuổi của nhân lực khảo thí…
Nguyên nhân của hạn chế này là do hiện nay mô hình khảo thí của ĐHQGHN chưa đồng nhất, vì vậy tại nhiều đơn vị vẫn còn tình trạng nhiều cán bộ kiêm nhiệm công tác quản lý đào tạo với công tác khảo thí
4
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhân lực khảo thí chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch, chương trình cụ thể mà chỉ gửi cán bộ đi tập huấn tại các lớp do ĐHQGHN tổ chức (22% số người
được hỏi và kết quả phỏng vấn),
công tác đào tạo không được tổ chức định kỳ mà thường được tổ chức phục vụ yêu cầu theo giai đoạn (14,4% số người được hỏi và kết quả phỏng vấn).
Nguyên nhân là do lãnh đạo chưa ý thức đúng về tầm quan trọng của công tác khảo thí, khi trình phê duyệt kế hoạch và kinh phí đào tạo, lãnh đạo các đơn vị đào tạo lại điều chỉnh hoặc không phê duyệt.
Ngoài ra, nội dung đào tạo chưa đa dạng hóa mà thường tập trung hơn vào việc triển khai công tác tại đơn vị thành viên.
Việc xác định rõ nhu cầu đào tạo phần nhiều dựa vào cảm tính của cán bộ quản lý nhân sự mà không khảo sát ý kiến của cán bộ khảo thí nên khi triển khai thực tế chưa thu hút được cán bộ tham gia như kế hoạch dự kiến.
5
Việc phân công, bố trí công việc giữa các nhân sự khảo thí tại một số đơn vị chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính công bằng, giảm hiệu quả phối hợp thực hiện công việc (tỷ lệ 40,2% người được hỏi).
Nguyên nhân của hạn chế này là do tổ chức công tác khảo thí trong ĐHQGHN chưa có sự thống nhất, hoàn thiện. Nhiều trường thành viên chưa tách biệt công tác khảo thí khỏi các công tác khác, bộ máy nhân sự phải kiêm nhiệm nhiều công tác, thiếu chuyên môn hóa. Sự trao đổi, chia sẻ giữa cán
bộ khảo thí với các cán bộ, giảng viên, giữa lãnh đạo và cán bộ khảo thí còn hạn chế.
6
Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhân lực khảo thí đang dần thiếu tính cạnh tranh, chưa công bằng so với nhiều bộ phận, đơn vị khác, do đó, khó thu hút và giữ chân người lao động
(kết quả phỏng vấn chuyên gia về chế độ đãi ngộ nhân lực khảo thí)
Nguyên nhân cốt lõi là việc xây dựng chiến lược nhân lực khảo thí chưa phù hợp thực tiễn, dẫn đến thu nhập của nhân sự khảo thí có sự khác biệt khi so với các bộ phận, đơn vị đào tạo khác, chưa phù hợp với khối lượng công việc mà họ phải thực hiện. Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đang đầu tư nhiều nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, do đó chính sách tiền lương đang dần không theo kịp thực tế.
7
Việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược nhân lực khảo thí được triển khai chưa thực sự hiệu
quả (75,6% người được hỏi có câu
trả lời là bình thường)
Do hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện không được cập nhật, bổ sung mới cho phù hợp với tình hình hiện tại.
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC KHẢO THÍ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI