4. Kết cấu của luận văn
3.1. Giới thiệu khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn; có chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp nơi ĐHQGHN đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân tương đương các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học khác được quy định
trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ. Cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:
1) ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2) Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; các đơn vị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc.
Với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 sẽ tiếp tục phát huy các thành tựu, khắc phục các hạn chế nêu trên, bám sát các Nghị quyết của Trung ương về đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ IV, xây dựng và phát triển ĐHQGHN phù hợp với vai trò, vị thế và tình hình cụ thể của mình trong bối cảnh phát triển của đất nước. (Phụ lục IV- Các chỉ tiêu
cơ bản trong Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020)
3.2. Mô hình tổ chức công tác khảo thí hiện nay tại ĐHQGHN
Tại cấp ĐHQGHN, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN là đơn vị phụ trách công tác khảo thí với chức năng, nhiệm vụ được giao là chủ trì công tác tổ chức thi tuyển sinh đại học và sau đại học.
Tại cấp trường đại học thành viên, khoa trực thuộc, mô hình tổ chức công tác khảo thí khá đa dạng, cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Mô hình tổ chức công tác khảo thí tại ĐHQGHN
STT Đơn vị đào tạo Bộ phận quản lý khảo thí
1 Khoa các Khoa học liên ngành Phòng Đào tạo và quản lý học
viên
2 Khoa Luật Phòng Khảo thí và ĐBCLGD
3 Khoa Quốc tế Trung tâm ĐBCL và khảo thí
4 Khoa Quản trị Kinh doanh Phòng Đào tạo
5 Khoa Y Dược Trung tâm Khảo thí và ĐBCL
6 Trường Đại học Giáo dục Phòng Đào tạo
7 Trường Đại học Ngoại ngữ Trung tâm Khảo thí ĐH Ngoại
ngữ
8 Trường Đại học Kinh tế Trung tâm ĐBCLGD
9 Trường Đại học Việt - Nhật Phòng Đào tạo
10 Trường Đại học KHTN Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo Sau đại học
11 Trường Đại học KHXH&NV Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo Sau đại học
12 Trường Đại học Công nghệ Phòng Đào tạo
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Mô hình tổ chức công tác khảo thí ở các đơn vị đào tạo có thể phân chia thành 2 mô hình như sau:
Mô hình thứ nhất: Mô hình kết hợp công tác khảo thí với công tác đảm
bảo chất lượng trong cùng một cơ cấu tổ chức của đơn vị đào tạo như Khoa Luật, Khoa Y Dược, Trường ĐH Kinh tế. Tuy vậy, việc triển khai đánh giá kết quả học tập của sinh viên vẫn có sự phối hợp giữa bộ phận khảo thí với bộ
phận đào tạo và hiện tại, chưa có đơn vị nào mà bộ phận khảo thí thực hiện đầy đủ quy trình đánh giá (từ việc lập kế hoạch đánh giá đến công bố kết quả đánh giá).
Mô hình thứ hai: Mô hình lồng ghép công tác khảo thí trong các phòng
đào tạo như Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Việt – Nhật, Trường Đại học Giáo dục.