CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị đối với các đơn vị dự toán NSNN
Nâng cao năng lực quản lý tài chính, kế toán đối với người chuẩn chi, chủ tài khoản đủ khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động kế toán, tài chính của đơn vị sử dụng NSNN, chủ động phòng tránh được rủi ro từ việc lợi dụng sơ hở trong quản lý để kế toán, kế toán trưởng đơn vị chiếm đoạt kinh phí từ NSNN.
Việc tổ chức công tác kế toán, thanh toán, chi tiêu của đơn vị cần quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác tự kiểm tra tại đơn vị và kiểm tra, phòng ngừa rủi ro từ đơn vị chủ quản cấp trên. Đồng thời, cần tăng cường công tác thanh tra của các cơ quan thanh tra, thanh tra tài chính và thanh tra chuyên ngành KBNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN.
Song song với các biện pháp tăng cường quản lý, giám sát tại từng đơn vị sử dụng NSNN, các đơn vị cũng cần tích cực phối hợp với hệ thống KBNN trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi NSNN, triển khai các giải pháp kỹ thuật, các công cụ cảnh báo rủi ro từ hệ thống KBNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN.
KẾT LUẬN
Quản lý rủi ro là cả một quá trình, đòi hỏi sự quan tâm của cấp lãnh đạo, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị khi thực thi nhiệm vụ. Quản lý rủi ro chỉ thành công khi nó được xây dựng thành "văn hoá rủi ro" nơi mà tất cả tập thể, cá nhân, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên cấp thấp nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro, cam kết và tự giác hành xử phù hợp theo các tiêu chuẩn đạo đức được đề cao trong đơn vị, đặc biệt là các giá trị có liên quan đến quá trình nhận biết, tiêp cận, đánh giá và xử lý rủi ro.
Quy trình quản lý rủi ro hay bất cứ một cách thức quản lý rủi ro nào dù có phức tạp, đầy đủ đến đâu cũng không có khả năng ngăn ngừa hết mọi loại rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào trong quá trình quản lý, kinh doanh, bởi rủi ro là "vạn biến". Do vậy, rủi ro phải được thường xuyên theo dõi, giám sát nhằm nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, xây dựng các biện pháp ứng phó để luôn chủ động khi đối mặt với rủi ro.
Để đạt được mục tiêu quản lý NQNN an toàn, hiệu quả, việc quản lý rủi ro hoạt động sử dụng ngân quỹ là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo các hoạt động sử dụng NQNN luôn trong tầm kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Gắn với việc quản lý rủi ro là việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý rủi ro, các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực có liên quan để các quy trình quản lý rủi ro thành một hệ thống quản lý tổng thể, đồng bộ, bổ trợ lẫn nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
1. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định số 1961/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý ngân quỹ thuộc Kho bạc Nhà nước. Hà Nội, tháng 9 năm 2015
2. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 234/2016/TT-BTC hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước. Hà Nội, tháng 11 năm 2016. 3. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 314/2016/TT-BTC hướng dẫn một số
điều tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016. Hà Nội, tháng 11 năm 2016.
4. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư số 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng NQNN cho NSNN. Hà Nội, tháng 4 năm 2017.
5. Bộ Tài chính, 2017. Quyết định số 430/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2017- 2020. Hà Nội, tháng3 năm 2017.
6. Chính Phủ, 2017. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Hà Nội, tháng 6 năm 2003.
7. Chính Phủ, 2016. Nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước. Hà Nội, tháng 4 năm 2016.
8. Cục Kế toán nhà nước, 2014-2017. Sổ kế toán nhà nước. Hà nội.
9. Cục Kế toán nhà nước, 2018. Báo cáo thống kê tổn thất Tài chính. Hà nội. 10.Cục Quản lý ngân quỹ, 2017. Báo cáo kết quả khảo sát về rủi ro trong
hoạt động sử dụng ngân quỹ của KBNN. Hà nội.
11.Dương Thị Vĩnh Hà, 2019. Nhận diện rủi ro và các giải pháp nhằm ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán, thanh toán của hệ thống KBNN. Hà Nội
13.Học viện Tài chính, 2015. Giáo trình Nguyên lý Quản trị rủi ro. Hà Nội. 14.Phan Thị Lan Hương, 2016. Xây dựng quy trình dự báo luồng tiền trong
quản lý ngân quỹ KBNN. Hà Nội.
15.Quốc hội, 2015. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13. Hà Nội, tháng 6 năm 2015.
16.Thủ tướng Chính phủ, 2015. Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015.
17.Trần Thị Thanh Sơn, 2018. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Hà Nội.
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
18.Bank of Canada, 2008. ‘Treasury Risk Management Framework for the Government of Canada’, Government of Canada website, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, <https://www.fin.gc.ca/treas/frame/TRMF08_e.pdf>. 19.Einhorn, David, quoted by Joe Nocera, 2003. ‘Risk Mismanagement’, The
New York Times Magazine, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, <http://www.nytimes.com/2009/01/04/magazine/04risk-t.html>.
20.Ian Torkey, 2010. Guidance for Operational Risk Management in Government Debt Management. World Bank, truy cập ngày 10/4/2019, <http://siteresources.worldbank.org/INTDEBTDEPT/RelatedPapers/22491 571/OperationalRiskManagement201003.pdf>
21.New Zealand Treasury, 2014. The Treasury Annual Report 2013/14. Wellington, truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019, <http://www.treasury.govt.nz/publications/abouttreasury/annualreport/13-14>. 22.Nocera, Joe, 2003. Risk Mismanagement, The New York Times
Magazine, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019,
<http://www.nytimes.com/2009/01/04/magazine/04risk-t.html>.
23.NZDMO, Funding Management, Risk Management, NZDMO
<https://www.nzdmo.govt.nz/funding-strategy/risk-management>
24.NZDMO, “Organisation structure”, NZDMO website, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019, <https://www.nzdmo.govt.nz/about-us/organisation-structure>. 25.Storkey, Ian, 2003. The Governance Brief: Government Cash and Treasury Management Reform (Issue 7-2003), Asian Development Bank, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, <http://hdl.handle.net/11540/2652>. 26.The New Zealand Treasury, 2014. The Treasury Annual Report 2013/14,
Wellington, NZ.
27.Williams, Mike, 2004. Government Cash Management Good and Bad Practice, World Bank, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, <http://treasury.worldbank.org/bdm/pdf/CM-V2-Aug04MikeWilliams.pdf>.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Nội dung: Khảo sát các giả thuyết (nhân tố tác động) chính yếu gây nên rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Họ và tên: ………. Cơ quan công tác: ………. Công việc đang đảm nhận: ……… Chuyên ngành đào tạo: Tài chính – Ngân hàng Khác
Ngạch: Chuyên viên chính Kế toán viên chính Kế toán viên Thâm niên công tác: từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm
Nhận định của anh/chị về nguyên nhân chính yếu gây nên rủi ro trong hoạt động ngân quỹ hiện nay.
Số TT
Các giả thuyết (nhân tố tác động) Đồng ý (+) Không
đồng ý (-)
1 Lỗi giao dịch (tài chính) của nhân viên
2 Lỗi (sự cố) các ứng dụng CNTT
3 Qui định và qui trình thanh toán (LTT Đi, Đến) không minh bạch, còn khe hở
4 Quản trị nội bộ Kho bạc “kém”
5 Nhận thức của nhân viên Kho bạc về rủi ro và quản lý rủi ro chưa đầy đủ
6 Rủi ro đạo đức của nhân viên
7 Mô hình quản lý rủi ro chưa phù hợp