Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu đề tài

1.2.3 Phương pháp đánh giá

(i) Phương pháp định tính:

Phương pháp định tính là phương pháp tiếp cận đánh giá, đo lường rủi ro dựa trên thu thập các dữ liệu để phân tích, tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân, yếu tố rủi ro, từ đó mô tả, đánh giá rủi ro bằng cách ước đoán tần số tổn thất, mức độ nghiêm trọng. Để thực hiện được phương pháp này, cần xây dựng hai thang đo xác suất tổn thất và thang đo mức độ nghiêm trọng của tổn thất (Bảng1.1).

Thang đo xác suất tổn thất được xây dựng dựa trên quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm, rồi phân theo các cấp độ: (1) “hầu như không xảy ra”; (2) “hiếm khi xảy ra”; (3) “thỉnh thoảng có xảy ra”; (4) “thường xảy ra”.

Thang đo mức độ nghiêm trọng được xây dựng dựa trên các ước lượng về ảnh hưởng của tổn thất đối với chủ thể, được chia thành các cấp độ: (1) “không có hoặc không đáng kể”; (2) “ít”; (3) “lớn”; (4) “nghiêm trọng”.

Căn cứ vào hai thang đo trên, lập ma trận đánh giá rủi ro nhằm xếp hạng rủi ro dựa trên thang điểm tại điểm tiếp xúc giữa trục tung (mức độ nghiêm trọng) và trục hoành (khả năng xảy ra).

Phương pháp đánh giá này thường được sử dụng để đánh giá những rủi ro không thể định lượng được như rủi ro tác nghiệp.

(ii) Phương pháp định lượng:

Phương pháp định lượng trong đánh giá, đo lường rủi ro là việc thu thập các số liệu lịch sử, dựa trên các mô hình, phương pháp toán học để tính toán rủi ro, kết quả thường là những con số cụ thể. Đo lường định lượng được coi là phương pháp có độ tin cậy hơn so với đo lường định tính bởi nó dựa trên các con số cụ thể, cho ra kết quả cụ thể; trong khi kết quả đo lường định tính có thể phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của chủ thể thực hiện đánh giá.

(iii) Phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng

Việc áp dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng trong đánh giá, đo lường rủi ro sẽ cho kết quả chính xác nhất, bởi vì hai phương pháp này bổ trợ cho nhau. Định tính giúp người thực hiện đánh giá hiểu được bản chất, nguồn gốc rủi ro, từ các phân tích có thể ước đoán những rủi ro tiềm ẩn mà định lượng không thể tìm ra khi chỉ dựa trên các con số đơn thuần. Trong khi đó, định lượng sử dụng các phương pháp, mô hình toán học để tiếp cận rủi ro. Việc tính toán, đo lường rủi ro trên cơ sở các con số của dữ liệu lịch sử sẽ giúp ước tính tổn thất có thể xảy ra bằng con số cụ thể nhất, điều mà phương pháp định tính không thể làm được. Hay có thể nói “nghiên cứu định tính là tiền đề để có được các kết quả định lượng hiệu quả(Kuhn, 1961, trang 162).

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)