CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động sử dụngngân quỹ
3.2.3 Kiểm tra, giám sát công tác quản lý rủi ro
Mặc dù thời gian qua, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ KBNN (TTKT) đã có sự phát triển vượt bậc về chức năng, nhiệm vụ và số lượng, chất lượng đội ngũ. Thông qua hoạt động TTKT đã phát hiện những tồn tại sai sót trong các hoạt động nghiệp vụ KBNN, kiến nghị khắc phục, kiến nghị xử lý về hành chính, về kinh tế, kiến nghị sửa đổi bổ sung chế độ, chính sách ban hành trái quy định,giúp lãnh đạo các cấp nhận diện được những rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ cũng như các hoạt động quản lý nội bộ của cơ quan đơn vị mình, đánh giá mức độ ảnh hưởng; xác định khả năng phòng tránh và biện pháp khắc phục đối với những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ như: sự phân định vị trí, chức năng nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ với công tác kiểm toán nội bộ, thanh tra chuyên ngành chưa rõ ràng vì vậy tổ chức bộ máy chưa hoạt động chuyên nghiệp; Đối với công tác tự KTNB, một số đơn vị chưa quan tâm, chú trọng đúng mức về công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ, chưa chủ động thực hiện
thường xuyên hoặc thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, đối phó; trình độ chuyên môn của một số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; chất lượng các cuộc kiểm tra chưa đảm bảo yêu cầu, điều này dẫn đến không phát hiện các sai phạm xảy ra ở một số vụ việc mất an toàn tiền và tài sản của nhà nước, gây ra rủi ro pháp lý cho cán bộ trong hệ thống KBNN.
Mặt khác, còn hạn chế về phương pháp kiểm tra: Hầu hết các cuộc kiểm tra thời gian qua đã sử dụng phương pháp kiểm tra chọn mẫu theo những thời điểm có phát sinh khối lượng lớn hoặc gắn với các chỉ đạo về quản lý để tiến hành kiểm tra như đầu năm, các tháng cuối năm hoặc cuối quý, sau đó, tổng hợp các nội dung và khát quát tình hình của toàn đơn vị. Cách làm này có ưu điểm là xem được toàn bộ các nội dung kiểm tra, xem xét được toàn bộ tác nghiệp của cán bộ nghiệp vụ theo thời điểm nhưng do khối lượng chứng từ khá lớn, lại dàn trải nhiều nội dung nên không chi tiết được cho cả thời kỳ kiểm tra và chưa chỉ ra được tồn tại cơ bản của các loại hình đơn vị dự toán theo cơ chế tài chính của nhà nước hiện hành. Vì vậy, cần thay đổi cách chọn mẫu kiểm tra theo từng loại đơn vị dự toán gắn với cơ chế tài chính và tính chất hoạt động hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên.
Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm tra chưa được theo dõi chặt chẽ, nhiều kiến nghị kiểm tra thực hiện chưa triệt để, chưa nghiêm túc, không được đôn đốc khắc phục, kiểm tra kịp thời. Công tác chỉ đạo thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm tra chưa được KBNN các cấp quan tâm thực hiện nghiêm túc, những sai sót, tồn tại chỉ ra sau kiểm tra vẫn lặp đi lặp lại, không được khắc phục dứt điểm. Chưa có chế tài cụ thể để kiến nghị xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các tồn tại sai sót phát hiện qua kiểm tra, cũng như hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, phân loại các hoạt động nghiệp vụ của KBNN cấp dưới nhằm khuyến khích các KBNN cơ sở chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.
Sự phối hợp tương đối tốt với các cơ quan ngoại kiểm như Kiểm toán, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra nhà nước, Thanh tra các Sở, ban, ngành
trong thời gian vừa qua cũng là một kênh thông tin nhằm cảnh báo rủi ro đối với các hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và công tác kiểm soát chi nói riêng. Tuy nhiên, việc tổng hợp báo cáo, thông tin về kết quả thanh tra, kiểm toán toàn hệ thống chưa kịp thời, đầy đủ, do vậy, chưa thống kê được các rủi ro phát hiện qua kết quả thanh tra, kiểm toán, làm cơ sở tham chiếu cho công tác kiểm tra nội bộ nhằm phòng ngừa rủi ro và rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3.3. Một số đánh giá quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam