Kinh nghiệm của New Zealand

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu đề tài

1.3.1 Kinh nghiệm của New Zealand

New Zealand là một trong những quốc gia đưa ra sáng kiến cải cách quản lý ngân quỹ.Cơ quan quản lý nợ New Zealand (NZDMO)- với vai trò là

Kho bạc trung ương trực thuộc Bộ Tài chính- thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ và quản lý nợ. Để tối đa hoá lợi nhuận và quản lý tốt nhất các rủi ro tài chính, các khoản ngân quỹ nhàn rỗi thường được giữ dưới dạng chứng khoán khả mại và tiền gửi. Để phòng ngừa các rủi ro khi thực hiện các chức năng và nhiệm vụ, NZDMO hoạt động trong khuôn khổ quản lý rủi rođược Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận. Khung quản lý rủi ro này xác định các chính sách của NZDMO để quản lý rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tài trợ (funding risk) và rủi ro tác nghiệp. Khung quản lý rủi ro được cải tiến liên tục để phù hợp với sự phát triển các thông lệ tốt nhất (ví dụ công nghệ thông tin, kỹ thuật phân tích). Khung quản lý rủi ro của NZDMO và thực tiễn áp dụng được kiểm toán thường xuyên và cũng được Uỷ ban Kiểm toán và Rủi ro trực thuộc Bộ Tài chính, Cơ quan Kiểm soát và Tổng Kiểm toán, Ban cố vấn hoạt động thương mại và các chuyên gia bên ngoài do NZDMO ủy quyền kiểm soát định kỳ.

Khung quản lý rủi ro đưa ra khuôn khổ quản trị cho các hoạt động của NZDMO, bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay và đầu tư của NZDMO. Các hoạt động nội bộ được quản lý bởi văn hoá rủi ro đã được thiết lập, cơ quan chính sách, hướng dẫn đạo đức, phân công thẩm quyền và trách nhiệm, các nhiệm vụ riêng biệt, các yêu cầu về báo cáo và quản lý thực hiện công việc.

Các biện pháp quản lý rủi ro đầu tư ngân quỹ gồm:

Rủi ro tín dụng: NZDMO chịu rủi ro tín dụng khi nhà phát hành một công cụ nợ mất khả năng thanh toán lãi hoặc gốc hoặc khi đối tác trong một giao dịch (ví dụ như trong một hợp đồng hoán đổi) không thực hiện được nghĩa vụ. Sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư cũng xảy ra khi giá trị thị trường của một công cụ nợ giảm do rủi ro tín dụng tăng lên. Các công cụ tài chính mà NZDMO chịu rủi ro tín dụng gồm: số dư tiền gửi tại ngân hàng, các khoản tạm ứng, các khoản đầu tư, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hợp đồng quyền chọn ngoại hối và hợp đồng kỳ hạn ngoại hối. NZDMO quản

lý rủi ro tín dụng thông qua việc kiểm tra tín dụng của các bên đối tác, hạn mức tín dụng và các nghĩa vụ bảo đảm của bên đối tác. Các khoản cho vay tín dụng chỉ được thực hiện với các tổ chức có độ tín nhiệm cao do đó khả năng mất khả năng thanh toán thấp. Độ tin cậy của đối tác và hạn mức tín dụng được theo dõi hàng ngày.

Rủi ro thị trường: được kiểm soát thông qua việc sử dụng các hạn mức Giá trị chịu rủi ro (VaR), đo độ nhạy danh mục đầu tư, stress testing và hạn mức “chặn nợ” (stop loss limits). Các loại công cụ được sử dụng để giảm thiểu rủi ro thị trường bao gồm hợp đồng ngoại hối, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất và hợp đồng tương lai.

Rủi ro tác nghiệp được NZDMO quản lý bằng nhiều cách, đầu tiên phải kể đến cơ cấu tổ chức chia làm ba bộ phận: tiền tuyến, trung tuyến và hậu tuyến. Cơ cấu tổ chức này giúp xác định rạch ròi giữa trách nhiệm và trách nhiệm phải giải trình, giữa kiểm soát thủ tục và phân tách nhiệm vụ. Trong đó,

- Bộ phận Quản lý Danh mục đầu tư chịu trách nhiệm quản lý danh mục đầu tư bằng đô la New Zealand và tài sản ngoại tệ, quản lý mối quan hệ với các nhà đầu tư, khách hàng và các cơ quan xếp hạng tín dụng, cung cấp dịch vụ và tư vấn về thị trường vốn cho các Bộ và cơ quan chính phủ.

- Bộ phận Chính sách Rủi ro và Bảng cân đối chịu trách nhiệm về việc đánh giá hiệu quả của NZDMO trong việc bổ sung giá trị, đo lường rủi ro, giám sát việc tuân thủ các chính sách về quản lý danh mục nợ ròng của Chính phủ, duy trì danh mục đầu tư và khuôn khổ quản lý rủi ro của NZDMO theo cách phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất, đánh giá rủi ro tài chính trong bảng cân đối tài sản của nhà nước, và xây dựng một khuôn khổ Quản lý Tài sản và Nợnhà nước.

- Bộ phận Kế toán và Dịch vụ Giao dịch chịu trách nhiệm về báo cáo và chính sách tài chính của NZDMO, lập dự báo nợ của NZDMO và dự báo dòng tiền, đảm bảo rằng tất cả các giao dịch của NZDMO được thực hiện và

đối chiếu một cách kịp thời, hiệu quả và an toàn.

Mặt khác, NZDMO xây dựng Quy trình kiểm soát bao gồm các quy định về kiểm soát hành vi của cán bộ, các yêu cầu về báo cáo và quản lý kết quả thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ- quyền hạn, và kiểm soát quyền truy cập hệ thống. NZDMO duy trì sổ ghi chép rủi ro tác nghiệp và nhật ký các sự kiện rủi ro tác nghiệp, thực hiện nghiên cứu lại các rủi ro tác nghiệp để giảm nguy cơ lặp lại trong tương lai. Những chính sách này được truyền đạt đến mọi cán bộ, nhân viên của NZDMO thông qua các cuộc trò chuyện, và các cuộc họp thường xuyên của cấp quản lý, từ đó, xây dựng văn hoá quản lý rủi ro tác nghiệp vững mạnh. Ngoài ra, NZDMO cũng thuê các chuyên gia độc lập hỗ trợ quản lý rủi ro tác nghiệp (The New Zealand Treasury, 2014, trang 112-117).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)