CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Một số đánh giá quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụngngân quỹ
3.3.1. Một số kết quả đạt được
Xác định tầm quan trọng của công tác quản lý ngân quỹ nói chung, quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nói riêng trong hoạt động KBNN, ngay từ khi mới thành lập và trải qua quá trình phát triển ổn định, KBNN luôn quan tâm đến việc quản lý rủi ro đối với hoạt động NQNN; tuy quan điểm, mức độ, phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro tùy từng giai đoạn khác nhau, nhưng công tác quản lý rủi ro vẫn đã và đang được KBNN triển khai, góp phần vào thành tích chung của công tác quản lý ngân quỹ, cụ thể:
- Công tác quản lý rủi ro đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu quản lý ngân quỹ an toàn. Thông qua các biện pháp kiểm soát rủi ro, KBNN đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sai phạm có thể xảy trong hoạt động điều hành ngân quỹ; ngân quỹ được quản lý tập trung thống nhất, điều hành linh hoạt, an toàn, KBNN đã luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu, nhiệm vụ chi của NSNN và các đơn vị giao dịch.
- Bằng việc sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi (tạm ứng vốn cho NSNN) đã góp phần xử lý thiếu hụt tạm thời ngân sách trung ương, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp nguồn thu; kịp thời thực hiện nhiệm vụ cấp bách về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, các chính sách về an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững cần có vốn để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đặc biệt trong giai đoạn khi nguồn thu ngân sách gặp khó khăn do trái phiếu Chính phủ không huy động được theo kế hoạch, thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ... khi đó nguồn vốn tạm ứng từ KBNN đã hỗ trợ kịp thời cho ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi theo kế hoạch. Bên cạnh đó, với số vốn tạm thời nhàn rỗi, KBNN đã hỗ trợ kịp thời cho ngân sách các địa phương giải quyết khó khăn về vốn đáp ứng các nhu cầu chi trong khi ngân sách chưa tập trung kịp nguồn thu. Hàng năm, Bộ Tài chính đã phê duyệt ứng mới hàng nghìn tỷ đồng cho các địa phương, với số dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản được hỗ trợ vốn lên đến hàng trăm dự án. Nhìn chung, do áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả nên các địa phương đã sử dụng vốn tạm ứng của KBNN đúng mục đích, quản lý vốn chặt chẽ, đúng quy định, có hiệu quả, chưa để xảy ra trường hợp thất thoát hay lãng phí trong việc sử dụng NQNN, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xây dựng cơ bản được ghi kế hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường huyết mạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp qua đó bán đấu giá quyền sử dụng đất, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế của từng địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách, cũng như giải quyết việc làm cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước và thực hiện các mục tiêu của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hoạt động sử dụng NQNN thông qua hình thức tạm ứng vốn cho NSNN cũng mang lại hiệu quả về mặt kinh tế thông qua thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động cho KBNN của cấp có thẩm quyền. Nguồn thu phí tạm ứng vốn KBNN đã góp phần không nhỏ trong nguồn thu nghiệp vụ của KBNN, tạo điều kiện kinh phí cho KBNN triển khai các dự án hiện đại hóa công nghệ, đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vật chất và dành một phần tăng thu nhập cho cán bộ công chức để kích thích nâng cao năng suất, chất lượng lao động trong toàn hệ thống.