CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động sử dụngngân quỹ
3.2.1. Kế hoạch và cơ chế chính sách để quản lý rủi ro
- Kế hoạch quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ hàng năm được đưa ra vào cuối năm trước, sau khi có báo cáo tổng kết năm tình hình hoạt động của KBNN. Căn cứ vào kết quả năm trước, KBNN đưa ra kế hoạch hành động cho năm tiếp theo, bao gồm cả kế hoạch quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ.
- Kế hoạch quản lý rủi ro xây dựng dựa trên cơ chế kiểm soát hoạt động sử dụng NQNN thực hiện theo công văn số 391/KB-KH ngày 15/09/1991 của KBNN được ban hành trong hoàn cảnh các hoạt động thu, chi và thanh toán của KBNN còn ở mức độ sơ khai. Trong giai đoạn đầu triển khai công tác quản lý NQNN, KBNN thực hiện theo công văn số 391/KB- KH. Theo đó, việc quản lý rủi ro trong lĩnh vực quản lý NQNN chủ yếu thực hiện qua công tác kiểm tra, kiểm soát (kiểm tra trực tiếp tại KBNN địa phương; kiểm soát từ xa qua hoạt động thông tin, báo cáo...).
Trong quá trình triển khai, KBNN đã tiến hành kiểm tra, rà soát để nhận biết một số tồn tại và hạn chế nhất định như: việc mở tài khoản tiền gửi của các đơn vị KBNN tại các ngân hàng đã làm phân tán ngân quỹ KBNN, dẫn đến nguồn lực bị phân tán và thiếu tập trung; chưa dự báo được các dòng tiền vào, ra KBNN; chưa có cơ chế đầu tư từ ngân quỹ; chưa có sự phối kết hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý ngân quỹ; thiếu một văn bản pháp lý cao về quản lý ngân quỹ; khó xác định trách nhiệm nếu để xảy ra việc huy động các nguồn tài chính thay thế trong ngắn hạn kém hiệu quả; xuất hiện các thông tin sai lệch trong quản lý tiền trong lưu thông. Bên cạnh đó, một số đơn vị KBNN chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các quy định về quản lý, điều chuyển vốn theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 333KB/QĐ/KB-TH ngày 23/4/2002 của Tổng Giám
đốc KBNN. Việc tính và thu lãi tiền gửi còn những sai sót như tính nhầm số dư dẫn đến giảm số lãi phải thu, tính thiếu ngày hưởng lãi. Việc áp dụng lãi suất tiền gửi của KBNN tại các NHTM chưa thống nhất, thậm chí trong cùng hệ thống NHTM trên cùng địa bàn và cùng thời điểm nhưng lãi suất áp dụng cũng khác nhau. Đây là vấn đề bất hợp lý, dễ xảy ra tiêu cực, gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm tra kiểm soát lãi tiền gửi của KBNN. KBNN đã thường xuyên tổ chức đánh giá và nhận dạng ra các rủi ro tiềm tàng từ các tồn tại, hạn chế nêu trên từ đó điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách để quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ hiệu quả.
Thực hiện Chương trình cải cách quản lý ngân quỹ với mục tiêu quản lý NQNN an toàn, hiệu quả; song song với việc hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý ngân quỹ, KBNN đã ưu tiên triển khai các công cụ phục vụ quản lý ngân quỹ như thiết lập hệ thống tài khoản thanh toán tập trung, hệ thống dự báo luồng tiền và từng bước triển khai quy trình quản lý rủi ro ngân quỹ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, ngoài một số quy định về quản lý rủi ro trong Nghị định số 24/2016/NĐ-CP và Thông tư số 314/2016/TT-BTC ngày 28/11/2016 hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP thì chưa có kế hoạch cụ thể cũng như văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy trình quy định và hướng dẫn cụ thể về quản lý rủi ro, cách thức tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng NQNN.
Những qui định, qui trình pháp lý về kiểm soát thanh toán (dòng tiền vào, ra khỏi quỹ) thông qua các nội dung qui định pháp lý và các qui trình nghiệp vụ thanh toán, gồm: Qui trình phối hợp thu NSNN (TCS); chương trình thanh toán SPĐT; chương trình thanh toán LNH điện tử. Trong đó chương trình TCS được sử dụng như một chương trình trung gian kết nối với hai chương trình còn lại.
- Qui định pháp lý về phương thức thanh toán SPĐT áp dụng cho các nghiệp vụ thanh toán giữa Kho bạc (chủ yếu là Kho bạc quận - huyện) và các NHTM, nơi Kho bạc mở tài khoản tiền gửi thanh toán theo quyết định số
699/QĐ-KBNN ngày 25/07/2013 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban bành quy trình nghiệp vụ thí điểm thanh toán SPĐT giữa Kho bạc Nhà nước với ngân hàng thương mại;Quyết định số 5688/QĐ-KBNN về việc ban bành quy trình nghiệp vụ thanh toán SPĐT giữa Kho bạc Nhà nước với ngân hàng thương mạingày 30/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNNthay thế 699/QĐ- KBNN và có hiệu lực từ 15/02/2017.
- Qui định pháp lý của phương thức thanh toán LNH điện tử áp dụng cho các nghiệp vụ thanh toán giữa Kho bạc thành phố (Văn phòng KBTP) và chi nhánh Ngân hàng nhà nước thành phố theo quyết định số 51/QĐ-KBNN ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Tổng Giám đốc; Công văn số 2048/KBNN- KTNN ngày 14/08/2014 của KBNN; Công văn số 2799/KBNN-KTNN ngày 03/11/2015; Chương VIII Công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 01/03/2013 của KBNN; Quyết định 1888/QĐ-KBNN ngày 05/05/2017 thay thế 51/QĐ- KBNN; công văn 2048/KBNN-KTNN; Công văn số 2799/KBNN-KTNN. Nội dung các qui định pháp lý trong qui trình này có một số khác biệt với qui trình thanh toán SPĐT về đối tượng và phạm vi thanh toán (hiểu rõ hơn qua nội dung qui trình cụ thể ở mục sau), còn lại các qui định chính yếu khác như:Nguyên tắc/điều kiện thanh toán;thủ tục hành chínhvà chế độ trách nhiệm cá nhân các chức danh– các chốt kiểm soát (Kế toán viên, Thanh toán viên, Kế toán trưởng, Giám đốc) không có sự khác biệt đáng kể.