5. Kết cấu đề tài
1.3.2 Kinh nghiệm của Australia
Trường hợp Australia, Cơ quan quản lý tài chính Úc (Australia Office of Financial Management- AOFM) trực thuộc Bộ Ngân khố Úc chịu trách nhiệm quản lý ngân quỹ chính phủ. AOFM thực hiện đầu tư ngân quỹ thông qua một số công cụ như: tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, mua bán lại giấy tờ có giá. Các rủi ro trong hoạt động đầu tư ngân quỹ được AOFM xác định gồm: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, và rủi ro hoạt động (Đoàn công tác tại Úc, 2012).
Các biện pháp quản lý rủi ro hoạt động ngân quỹ gồm:
- Đối với rủi ro thị trường- rủi ro gây ra do sự thay đổi của lãi suất và thanh khoản của thị trường, AOFM áp dụng việc tính toán kiểm tra áp lực (Stress testing) khi có thay đổi mức lãi suất hoặc tỷ giá và mất thanh khoản của thị trường, quy định mức trần đầu tư.
- Đối với rủi ro tín dụng: AOFM thực hiện đánh giá khả năng thanh khoản của đối tác dựa trên đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng, đánh giá của NHNN và những nguồn thông tin tự thu thập từ đó lập đánh giá riêng về khả năng thanh khoản và xây dựng mức trần khối lượng giao dịch đối với
từng đối tác.
- Đối với rủi ro hoạt động: Để quản lý rủi ro hoạt động, AOFMxây dựng hợp đồng chuẩn đối với các giao dịch gửi tiền có kỳ hạn và mua bán lại giấy tờ có giá, lập các quy tắc ứng xử, quy trình thực hiện nghiệp vụ cụ thể, lập các giải pháp kỹ thuật đảm bảo không cho phép can thiệp bất hợp lệ để trục lợi cá nhân, tài liệu hóa và tự động biên bản hóa, quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, không giao thẩm quyền kép, phân chia vai trò và mức trần giao dịch, thực hiện kiểm tra nội bộ định kỳ, lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra rủi ro. Ngoài ra, để quản lý rủi ro hoạt động, AOFM lập bộ phận Tuân thủ- chịu trách nhiệm xác định và đánh giá các rủi ro hoạt động, đồng thời hỗ trợ các bộ phận khác của AOFM trong việc quản lý và giảm thiểu các rủi ro hoạt động nhưng vẫn vẫn bảo đảm được tính độc lập của Bộ phận Tuân thủ.