CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong
4.2.2. Giải pháp đối với công tác thanh tra kiểm tra hệ thống Kho bạc Nhà nước
bạc Nhà nước
4.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy TTKT trong hệ thống KBNN
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, để đảm bảo công tác TTKT được chuyên nghiệp, nên xây dựng bộ máy TTKT của hệ thống KBNN như sau: Giai đoạn từ nay đến 2020, tiếp tục kiện toàn về tổ chức tăng cường số lượng, chất lượng công chức làm công tác TTKT như mô hình hiện nay. Giai đoạn từ năm 2021 trở đi TTKT cần xây dựng theo hướng chuyên môn hóa cao hơn. Vụ TTKT tại KBNN và phòng TTKT tại KBNN tỉnh, thành phố cần có các bộ phận chuyên trách theo từng lĩnh vực hoạt động và chuyên môn như: Tổng hợp; Thanh tra chuyên ngành; Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quản lý rủi ro và xử lý vụ việc. Có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp Lãnh đạo KBNN ban hành các văn bản, quy chế quy trình nghiệp vụ và hướng dẫn các đơn vị KBNN tổ chức thực hiện theo hướng chuyên sâu, phân tích, đánh giá thông qua kết quả TTKT của các đơn vị trong và ngoài hệ thống thuộc thẩm quyền của KBNN, quản lý rủi ro, đề xuất các biện pháp khắc phục, ngăn chặn thất thoát trong quản lý NSNN.
Việc xây dựng theo hướng chuyên sâu về công tác TTKT sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động của KBNN trong quản lý và thống nhất về tổ chức hoạt động, về nguyên tắc, hoàn thiện tổ chức bộ máy bảo đảm: Độc lập kiểm soát; thống nhất nghiệp vụ; lãnh đạo tập trung; cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên. Trong đó, tại Vụ TTKT và Phòng TTKT các tỉnh bố trí, sắp xếp đội ngũ với cơ cấu tổ chức gồm các bộ phận nghiệp vụ độc lập: bộ phận nghiên cứu phân tích; bộ phận trực tiếp TTKT; bộ phận xử lý sau TTKT; bộ phận QLRR và xử lý vụ việc.
Hiện nay, các cơ quan nhà nước nói chung và KBNN nói riêng đang thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, hệ thống KBNN cần phải cân đối, sắp xếp công chức trong phạm vi tổng số biên chế được giao. Trường hợp không thể cân đối, KBNN có giải trình để trình Bộ và cấp có thẩm quyền về đề nghị tăng
biên chế, vì thực tế việc cải cách hành chính là đảm bảo mục tiêu bộ máy hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu chuyên nghiệp về công tác TTKT đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện KBNN điện tử, đồng thời thực hiện kiểm soát chi theo ngưỡng và quản lý rủi ro, tăng cường hậu kiểm trong kiểm soát chi làm tăng mạnh nhiệm vụ của bộ máy TTKT hệ thống KBNN thì cần thiết phải bổ sung, tăng cường sớm nhân lực và kỹ thuật cho các công tác này.
4.2.2.2. Hoàn thiện Quy trình kiểm tra, xử lý các vụ việc gây mất an toàn tiền và tài sản trong hệ thống KBNN
Quyết định số 37/QĐ-KBNN ngày 10/01/2013 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành Quy trình tạm thời xử lý vụ việc gây mất an toàn tiền và tài sản trong hoạt động nghiệp vụ KBNN đã đáp ứng được yêu cầu về quy trình quản lý, giám sát và xử lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và hoạt động kiểm soát chi NSNN nói riêng trong thời gian vừa qua.Tuy nhiên, Quyết định này mới chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát và xử lý rủi ro đối với từng vụ việc đơn lẻ, tại từng địa điểm và thời gian cụ thể; chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm soát một cách tổng thể, toàn diện các rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và hoạt động Kiểm soát chi nói riêng, chưa quy định về các biện pháp đánh giá và phân tích để cảnh báo và giám sát rủi ro, tổng hợp, theo dõi và báo cáo rủi ro nhằm hoàn thiện các công cụ cảnh báo và khung quản lý rủi ro hàng năm. Đồng thời, Quyết định 37/QĐ-KBNN mới chỉ ban hành tạm thời, chưa hoàn thiện để ban hành chính thức áp dụng trong toàn hệ thống KBNN. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo định hướng như sau:
- Bổ sung các nội dung kết hợp với quy trình quản lý rủi ro được ban hành độc lập của KBNN.
- Bổ sung nội dung phân tích, đánh giá, thống kê và đo lường tần suất xuất hiện, mức độ tổn thất để làm căn cứ xây dựng các công cụ cảnh báo.
4.2.2.3. Hoàn thiện các Quy trình kiểm tra nghiệp vụ dưới hình thức văn bản là Sổ tay kiểm tra nghiệp vụ
Hiện nay, cơ chế chính sách, quy trình các nghiệp vụ đã được xây dựng và ban hành theo mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Tuy nhiên, giai đoạn này nhiều chính sách đổi mới đang được triển khai, kéo theo nhiều thay đổi trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của KBNN trong các năm tiếp theo. Vì vậy, quy trình kiểm tra cho từng nghiệp vụ nên được nghiên cứu ban hành Sổ tay kiểm tra nghiệp vụ KBNN bám sát các quy trình nghiệp vụ. Qua đó sẽ tạo điều kiện để đoàn kiểm tra được chủ động, linh hoạt các công việc theo yêu cầu của cuộc kiểm tra như: yêu cầu danh mục các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đoàn kiểm tra, cách thức tổ chức cuộc kiểm tra, chọn mẫu kiểm tra phù hợp để cuộc kiểm tra đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời tạo điều kiện để các đoàn kiểm tra, các đơn vị nghiệp vụ chủ động trong việc tham chiếu và phát hiện những sai sót tại đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
4.2.2.4. Đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp kiểm tra để đáp ứng yêu cầu của cuộc kiểm tra
- Thay đổi cách chọn mẫu theo từng loại đơn vị dự toán gắn với cơ chế tài chính và tính chất hoạt động của đơn vị kết hợp với việc kiểm tra những nội dung lớn, nhạy cảm và lựa chọn một số thời điểm nhất định. Phương pháp này sẽ kiểm tra được toàn diện hoạt động của đơn vị dự toán từ khâu giao dự toán đến sử dụng dự toán đúng mục đích, đối tượng, lưu trữ hồ sơ ban đầu để kiểm soát, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký, đối chiếu số dư dự toán và những nội dung dễ xảy ra sai sót. Trên cơ sở đó phát hiện những tồn tại, đánh giá được toàn bộ các nội dung kiểm tra và tác nghiệp của cán bộ nghiệp vụ theo loại đơn vị dự toán và thời điểm.
- Xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra chuyên ngành của KBNN trên cơ sở đánh giá rủi ro và việc triển khai thực hiện chức năng kiểm toán nội
bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
- Triển khai thực hiện kiểm toán nội bộ KBNN theo nguyên tắc độc lập, khách quan và với phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, nhằm phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro, giúp hệ thống KBNN hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Tổ chức kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa công tác thanh tra – kiểm tra nội bộ với kiểm toán nội bộ và giữa kiểm toán nội bộ KBNN với kiểm toán nhà nước; đồng thời, từng bước dịch chuyển dần trọng tâm thanh tra – kiểm tra nội bộ hiện nay sang kiểm toán nội bộ phù hợp với lộ trình phát triển kiểm toán nội bộ KBNN.