Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụngngân quỹ nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu đề tài

1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụngngân quỹ nhà nước

KBNN là hoạt động lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước và kịp thời dung các biện pháp để giảm thiểu, ngăn chặn các loại rủi ro có thể xảy ra.

1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước nhà nước

Luận văn nghiên cứu đề tài theo cách tiếp cận của chức năng quản lý kinh tế với các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch và cơ chế chính sách để quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là các tiến trình có tính hệ thống để xác định, phân tích và ứng phó với các rủi ro. Nó tận dụng tối đa khả năng xuất hiện và tác động của các biến cố tích cực, đồng thời giảm thiểu tối đa khả năng xuất hiện và tác động của các biến cố tiêu cực.

Kế hoạch quản lý rủi ro, xác định các mục tiêu, đưa ra quyết định và giám sát. Những mục tiếu được thiết lập phải đáp ứng các yêu cầu: Gắn liền với phát triển nguồn nhân lực và thực tiến đánh giá; đưa ra khả năng lãnh đạo trong việc giải thích và chuyển những vấn đề về quản lý phi hình thức thành một chính sách thực tiễn; phân bổ trách nhiệm về các mục tiêu ORM cho nhân viên trong toàn đơn vị; Đảm bảo ORM là một phần không thể thiếu trong hoạt động trao đổi thông tin và giám sát; Phải đan xen đầy đủ các chính sách vào quy trình trong hoạt động làm việc.

Thứ hai, tổ chức thực hiện

(1) Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro: bộ máy quản lý rủi ro là một thành phần quan trọng của cấu trúc quản lý tổng thể, cần phân chia rõ bộ phận quản lý rủi ro. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ Quản lý rủi ro vận hành thông suốt, theo thứ bậc hành chính, trong đó người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức là Tổng Giám đốc KBNN. Giúp việc là các đơn vị thuộc KBNN có liên quan đến lĩnh vực quản lý rủi ro.

(2) Nhận diện rủi ro: các loại rủi ro có thể phát sinh, bao gồm:

- Rủi ro tín dụng: là rủi ro đối tác trong giao dịch sử dụng ngân quỹ (ngân hàng thương mại nơi gửi tiền hoặc đối tác trong giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh trong hoạt động tạm ứng QNNN) không thực hiện đượcnghĩa vụ đã cam kết dẫn đếnnguy cơ các khoản sử dụng NQNN không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn.

- Rủi ro thị trường: là rủi ro phát sinh do biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.

- Rủi ro tác nghiệp: là rủi ro phát sinh do các quy trình nội bộ không phù hợp hoặc không thành công, sự cố công nghệ thông tin (hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc, bị virus hoặc tin tặc tấn công,...), rủi ro do con người (không tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, cố tình vi phạm quy định để trục lợi,...), rủi ro pháp lý (các hợp đồng gửi tiền tại ngân hàng thương mại được soạn thảo không chặt chẽ dẫn đến tranh chấp pháp lý, không có hiệu lực thi hành,...) và rủi ro từ các sự kiện bên ngoài gây ra.

(3) Đo lường, đánh giá rủi ro: rủi ro được đo lường bằng phương pháp định tính, định lượng phù hợp được lựa chọn để phân tích, đánh giá, xem xét khả năng và ảnh hưởng làm căn cứ để quyết định cách thức quản lý những rủi ro đó.Các phương pháp, mô hình phân tích rủi ro hoặc công nghệ thông tin phục vụ phân tích rủi ro mới, phù hợp sẽ được nghiên cứu và ứng dụng trong điều kiện cho phép. Việc đánh giá thường niên cũng nhằm đảm bảo mọi rủi ro mới và các biện pháp QLRR đi kèm được cập nhật kịp thời; cũng như đảm bảo quy trình QLRR luôn phù hợp và đồng bộ với những thay đổi về chính sách, chiến lược, kế hoạch;

(4) Phòng ngừa rủi ro: các chính sách và thủ tục được thiết lập và thực thi nhằm đảm bảo các biện pháp đối phó rủi ro thực hiện hiệu quả, phòng ngừa để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

(5) Xử lý rủi ro: lựa chọn cách xử lý đối với rủi ro, tránh chấp nhận, giảm thiểu hoặc chia sẻ rủi ro phù hợp với giới hạn chấp nhận rủi ro của tổ chức.

(6) Quỹ dự phòng rủi ro, bù đắp tổn thất rủi ro để xử lý, khắc phục các khoản tổn thất tài chính nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý mà các đối tượng vi phạm mất khả năng khắc phục hậu quả.

Thứ ba, kiểm tra, giám sát

Toàn bộ quy trình quản lý rủi ro được giám sát và điều chỉnh khi cần. Việc giám sát được thực hiện thông qua các hoạt động quản lý đang diễn ra, các đánh giá tách biệt hoặc cả hai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tại kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)