Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng

nguồn vốn ODA

1.1.4.1. Phân cấp quản lý

Mỗi địa phương sau khi đã thu hút dựa án đầu tư từ nguồn vốn ODA sẽ phân cấp quản lý các dự án đó. Các địa phương thường phân cấp như sau: Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trong quản lý dự án đầu tư; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động đầu tư. [5]

1.1.4.2. Năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư

Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư thể hiện qua thời gian, tiến độ, kinh phí thực hiện dự án ODA ở các lĩnh vực, các địa phương và các quốc gia thông qua hồ sơ của chủ đầu tư. Đặc điểm để đánh giá một chủ nhiệm dự án giỏi là xây dựng được nhóm làm việc thống nhất, kỹ năng giao tiếp tốt, xây dựng lòng tin và tập trung vào kết quả. Hai yếu tố này ảnh hưởng xuyên suốt cả vòng đời của dự án. [6]

1.1.4.3. Cơ quan quản lý và hoạch định chính sách

Cơ quan quản lý và hoạch định chính sách về qui trình và thủ tục của quốc gia/địa phương tiếp nhận viện trợ. Đây là nhân tố quan trọng nhất tác

động trực tiếp tới hoạt động thu hút , quản lý và sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy tốt, qua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này. [7]

1.1.4.4. Các yếu tố khác đến từ các bên liên quan

Một dự án luôn có nhiều bên cùng tham gia như những mắt xích gắn kết với nhau, khi mắt xích nào đứt cũng gây đổ vỡ dự án, cho nên sự hợp tác của các bên, sự quyết tâm của các bên đến dự án cũng là những yếu tố quan trọng. Đây là mối quan tâm của đơn vị tư vấn, thường là những đơn vị độc lập, với văn hoá trong dự án, họ muốn sự hợp tác tích cực giữa các bên (đặc biệt là giữa chủ đầu tư và nhà thầu) để hoàn thành tốt được dự án đầu tư. [10]

1.1.4.5. Nguồn vốn tài trợ của dự án đầu tư

Nguồn tài trợ dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đến khả năng thực thi các dự án trong điều kiện thực tiễn. Dự án có quy mô nguồn vốn ổn định và đảm bảo từ nhà tài trợ sẽ có vai trò và ý nghĩa lớn đối với địa phương nhận nguồn tài trợ trong phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một dự án có thể có nhiều nguồn vốn tài trợ khác nhau từ Nhà nước, các nước viện trợ, tư nhân, tổ chức mong muốn đầu tư sinh lời từ dự án. Do vậy, ảnh hưởng đến tình hình quản lý các đối tượng tham gia đầu tư dự án, nguồn vốn đối ứng, các đối tượng hỗ trợ chuyển vốn,… [7]

1.1.4.6. Quản lý đầu tư xây dựng

Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa phương trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao vật chất đời sống tinh thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả

cao nhất các nguồn vốn đầu tư có sự quản lý của Nhà nước q, chống thất thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trưưòng sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng. [5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)