Áp dụng mô hình quản lý dự án ODA phù hợp có tính chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Áp dụng mô hình quản lý dự án ODA phù hợp có tính chuyên

Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, cần sớm đánh giá các mô hình quản lý dự án ODA và lựa chọn mô hình phù hợp nhất với lĩnh vực phát triển của thành phố Hạ Long để áp dụng. Mô hình quản lý ODA được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước về vốn ODA, đó là phải : (1) Phát huy cao độ tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan chủ quản và cơ quan, đơn vị thực hiện dự án; (2) Bảo đảm tính tổng hợp, thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý vốn ODA; (3) Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, trong đó có các đối tượng thụ hưởng; (4) Bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch về quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan; và (5) Bảo đảm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và Nhà tài trợ. Để thỏa mãn được năm yêu cầu này, cần tiếp tục thực hiện sự thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương.

Trong mô hình quản lý dự án ODA tạo thành phố Hạ Long, việc xác định rõ địa vị pháp lý của các Ban quản lý dự án theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, tăng cường tính minh bạch, chống khép kín và tự chịu trách nhiệm là hết sức quan trọng.

Việc tổ chức các Ban quản lý dự án chuyên nghiệp có ý nghĩa cụ thể sau: (i) tiết kiệm chi phí quản lý dự án như thuê văn phòng, lương và các chi phí hành chính; (ii) phát huy được những kinh nghiệm thực hiện dự án của các cán bộ dự án do cán bộ thực hiện dự án sẽ đồng thời thực hiện các dự án khác nhau và tiếp nối khi dự án kết thúc; (iii) giảm thời gian thực hiện dự án do tiết kiệm được thời gian thành lập Ban quản lý dự án; (iv) thu hút được cán bộ giỏi, các cán bộ dự án yên tâm công tác, không phải đi tìm việc khi dự án kết thúc và tiết kiệm được chi phí đào tạo; (v) tăng hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA do cán bộ quản lý dự án có kinh nghiệm làm việc với các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)