Phân cấp quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Phân cấp quản lý dự án

Hiện nay, thành phố Hạ Long thực hiện phân cấp quản lý dự án ODA thành phố Hạ Long dựa trên căn cứ:

- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

- Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của UBND thành phố Hạ Long thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố;

- Văn bản số 418/HĐTĐ ngày 01/9/2015 của Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố “Về việc hướng dẫn tạm thời thủ tục trình duyệt chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công”.

Khác với các hoạt động quản lý nhà nước khác (bao gồm 4 cấp là Trung ương; tỉnh, huyện, xã), hiện nay Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA, bao gồm:

(1) Chính phủ;

(2) Các Bộ/ngành tổng hợp, gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ; trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối.

(3) Các Bộ chuyên ngành, UBND các địa phương (4) Các chủ dự án, Ban quản lý dự án.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan này (Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Các Bộ ngành và Uỷ ban nhân dân Tỉnh,...) được

quy định chi tiết trong Nghị định 38/NĐ-CP (thay thế nghị định số 131/NĐ-CP và Nghị định số 17/NĐ-CP). Ngoài ra, quản lý nhà nước về vốn ODA muốn đạt được hiệu quả rất cần sự quan tâm hợp tác từ phía các nhà tài trợ.

Tuy nhiên, việc phân định chức năng của các cơ quan quản lý ODA còn mang tính dàn trải, có nơi chưa tập trung được vào một đầu mối, một số địa phương vẫn còn duy trì hai đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc việc ký kết các Hiệp định vay cũng được giao cho hai cơ quan quản lý là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, nhưng sau đó toàn bộ việc quản lý Hiệp định lại do Bộ Tài chính quản lý. Bên cạnh đó, việc ký kết các Hiệp định ODA hiện vẫn tồn tại hai nấc: Hiệp định khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và ký kết, Hiệp định ODA vay cụ thể cho từng dự án do Bộ Tài chính chủ trì và ký kết. Trong một số trường hợp, khi mà Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ đóng vai trò “người vay” thì có lẽ không cần thiết tồn tại hai nấc như vậy.

Như vậy, Phòng kế hoạch tài chính thành phố chịu trách nhiệm về công tác theo dõi, thanh quyết toán nguồn vốn này cho các dự án thành phố, xây dựng được những mô hình quản lý ODA rất chuyên nghiệp, tức là tất cả các dự án ODA đều giao cho một Ban Quản lý dự án thực hiện để tập trung kinh nghiệm và kiến thức về quản lý dự án, sau đó trình Sở tài chính những vấn đề liên quan đến dự án ODA còn khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền thanh toán, báo cáo tiến độ dự án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác thực hiện dự án. Bộ Tài chính giám sát kế hoạch sử dụng vốn của tỉnh Quảng Ninh khi tiếp nhận các dự án ODA vào tỉnh.

Quy trình thu hút nguồn vốn ODA tại thành phố bước đầu được thực hiện khá tốt. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp các Sở, ngành tại địa phương đề xuất ý tưởng, xây dựng đề cương dự án chủ động tiếp cận nhà tài trợ, nhằm vận động các dự án có quy mô lớn theo định hướng ưu tiên của tỉnh

đã được xác định trong danh mục ưu tiên vận động ODA và phù hợp với tiêu chí tài trợ của nhà tài trợ.

Đối với các chương trình, dự án ODA do các Bộ ngành quản lý: Sở ngành trong tỉnh đã tăng cường quan hệ với các Bộ ngành trung ương để nắm thông tin, chủ động xây dựng các tiểu dự án của tỉnh phù hợp với tiêu chí tài trợ và của từng chương trình, dự án để đăng ký tham gia chương trình dự án do các Bộ ngành trung ương quản lý, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, xoá đói giảm nghèo. Tỉnh cũng đã bước đầu thực hiện lồng ghép các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ vào kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn; kết hợp đồng bộ với việc thực hiện các dự án liên quan từ các nguồn vốn khác để phát huy tốt hiệu quả đầu tư; thường xuyên cập nhật, bổ sung danh mục dự án cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo tính hợp lý, khả thi trong thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)