5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Tổng quan tài liệu trong nước
Tôn Thành Tâm (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005) với nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”, đã đề cập đến các nội dung: (i) Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam; (iii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA trong thời gian tới (đến năm 2010). Tác giả đã phân tích kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn ODA của các nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Tuy nhiên phân tích này chỉ nêu lên kết quả của các nước trong quá trình sử dụng vốn mà không phân tích sâu các nguyên nhân, tác giả cũng không đưa ra các khuyến nghị về chính sách, mô hình quản lý sử dụng ODA,... ủa các nước sử dụng và quản lý thành công hay thất bạinguồn vốn ODA. Tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới gồm: thành lập ngân hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý ODA; bổ sung,
sửa đổi nội dung các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự án; và các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý về ODA.
Vũ Thị Kim Oanh (Đại học Ngoại thương, 2002) với đề tài nghiên cứu “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA”, đã phân tích, đánh giá vai trò của vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển; thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong những năm qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian đến 2010 như: cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm quy hoạch ODA, đẩy nhanh tốc độ giải ngân...
Lê Quốc Hội (2012), đã dựa trên số liệu cam kết và thu hút ODA từ năm 1993-2007 tại Việt Nam để đưa ra một số nhận định là Việt Nam sẽ chuyển một phần lớn các khoản vay ODA ưu đãi sang khoản vay thương mại sau năm 2010, do vậy, cần thiết phải có kế hoạch hành động như: (i) Tăng cường nhận thức về nguồn vốn ODA; (ii) Sử dụng nguồn vốn ODA một cách có lựachọn; (iii) Thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA để tăng cường hiệu quả sử dụng; (iv) Tăng cường các hoạt động giám sát đánh giá và quản lý nguồn vốn ODA; (v) Xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm thiểu các khoản vốn vay ngắn hạn và các điều kiện ràng buộc.
Tác giả nhận thấy rằng, một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn cả về lý luận và thực tiễn về ODA, thu hút và quản lý dự án ODA vào địa phương chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến., đối với địa phương như thành phố Hạ Long là thành phố phát triển kinh tế-xã hội phát triển ở khu vực phía Bắc nước ta, có cơ hội thu hút dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cho phát triển nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Chính phủ thắt chặt chính sách xin-cho các dự án hơn những năm trước làm cho khả năng xin được nguồn vốn này trở nên
khó khăn hơn. Chính vì vậy, để sử dụng có hiệu quả rất cần cá cơ quan ban ngành của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung cùng chung sức quản lý về chất lượng, chi phí, tiến độ, nhân lực,….để dự án này có sự lan tỏa tới các địa phương khác trong cả nước.