Năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư

Đây là nhân tố rất quan trọng để đấu thầu các dự án. Trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay có các chủ đầu tư của vốn ODA là Nhật Bản và Trung Quốc. Đây là các đối tác lớn, có mối quan hệ với Việt Nam rất nhiều dự án, công trình các tỉnh, khả năng về tài chính, kinh nghiệm, năng lực quản lý chất lượng, tiến độ, chi phí. Với trình độ thiết kế, thi công đúng chuẩn quốc tế về xây dựng các công trình, các tiêu chuẩn về xả thải, vệ sinh môi trường nước, hệ thống kỹ thuật cho giao thông,….đã thuyết phục được các Bộ, ban ngành. Các địa phương rất an tâm khi lựa chọn các quốc gia này. Trong suốt hơn 20 năm qua, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng vốn ODA cam kết của quốc tế cho Việt Nam.

Thời gian gần đây, ODA của Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối phó với khó khăn kéo dài, nhưng Việt Nam vẫn là nước được ưu tiên nhận ODA của Nhật Bản với quy mô gia tăng hàng năm.

ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực, cải cách thể chế và tăng cường năng lực cho nhiều cơ quan Việt Nam; cải tạo và phát triển nhiều công trình cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng trong các lĩnh vực điện, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Nhiều dự án quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo sức bật cho tăng trưởng và giảm nghèo của Việt Nam.

Đó là dự án hầm Thủ Thiêm, Đại lộ Đông Tây, các cầu trên Quốc lộ 1, các cầu đường sắt Bắc Nam, cầu Bãi Cháy, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân; nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất và nhà ga hành khách T2 Nội Bài; cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Cái Mép-Thị Vải; hệ thống thoát nước và hệ thống giao thông ở các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện trung ương Huế...

Bên cạnh đó, nhiều dự án quan trọng khác cũng đang triển khai như: các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao hiệu quả các dự án sử dụng ODA Nhật Bản và khẳng định ODA Nhật Bản đã góp phần tích cực cho việc hoàn thành các mục tiêu của chiến lược phát triển cũng như kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trung bình khoảng 200 tỷ yen/năm (tương đương 2 tỷ USD), tập trung vào các lĩnh vực chính như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế; cải thiện môi trường xã hội và xây dựng thể chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)