Các yếu tố khác đến từ các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Các yếu tố khác đến từ các bên liên quan

Xét về khía cạnh các nhà tài trợ, nhìn chung họ thường sử dụng ODA như là một công cụ để thể hiện các mục tiêu chính trị hoặc kinh tế đối ngoại của họ như: tạo vùng ảnh hưởng, mở rộng uy tín, khai thác thị trường đầu tư, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp nước họ... Các nước lớn thường có chiến lược ODA. Nhìn vào cơ cấu ODA ở các khu vực trên thế giới có thể thấy sự quan tâm về chính trị, đối ngoại của các cường quốc. Năm 1992, ODA của Mỹ chiếm 40% ở Trung Đông (chủ yếu là cung cấp cho Israel). Ở Châu Á ODA của Nhật Bản chiếm 52,3%, ở Châu Phi ODA của Pháp chiếm 26,5 %. Viện trợ của Mỹ năm 1997 giành 3 tỷ USD cho Israel và 2,1 tỷ USD cho Ai cập trong tổng số 12,2 tỷ USD.

Tại Việt Nam, tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993-2012 đạt trên 76,05 tỷ USD, chiếm 76,29% tổng vốn ODA cam kết. Vốn ODA giải ngân qua 20 năm đã đạt 67,59 tỷ USD, chiếm trên 76,92% tổng vốn ODA ký kết.

Trong số 76,05 tỷ USD các khoản ODA vay ưu đãi đã ký kết, phần lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% khoản vay có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn; còn lại là các khoản vay có điều kiện ưu đãi kém hơn.

Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)