Cơ quan quản lý và hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Cơ quan quản lý và hoạch định chính sách

Ban quản lý dự án tỉnh là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo dự án tỉnh (thường lãnh đạo tỉnh phụ trách ngành nông nghiệp là Trưởng

ban chỉ đạo), Ban quản lý dự án tỉnh có trụ sở tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc do tỉnh bố trí phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của Pháp luật.

Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện các công việc quản lý và thực hiện dự án như sau: xây dựng kế hoạch hoạt động dự án hàng năm; chỉ đạo và giám sát các Nhà thầu thực hiện các hoạt động của dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tổ chức thực hiện dự án theo mục tiêu và kế hoạch được duyệt trên địa bàn tỉnh; bảo đảm sử dụng kinh phí của dự án trên cơ sở các định mức chi phí của dự án và Nhà nước ban hành, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả; phối hợp với với các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán và đánh giá các hoạt động của dự án tỉnh theo quy định; tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình; tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ cấp tỉnh, huyện và các đơn vị có liên quan trong phạm vi dự án tỉnh quản lý và quản lý các thiết bị và phương tiện làm việc của Ban quản lý dự án tỉnh theo đúng quy định của dự án và quy định hiện hành của Nhà nước. Năng lực quản lý và thực hiện dự án của các ban quản lý dự án trung ương và các ban quản lý dự án tỉnh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.

Trong những năm qua, công tác giám sát và theo dõi dự án được triển khai ở mọi cấp từ Trung ương (các Bộ), địa phương chủ quản cho đến các Ban quản lý dự án tại tỉnh/thành phố. Ngoài ra công tác này còn được thực hiện bởi chính các nhà tài trợ hoặc phối hợp thực hiện giữa các nhà tài trợ với các cơ quan liên quan của phía Việt Nam. Theo quy định hiện hành, các Ban quản lý dự án phải lập báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm và báo cáo kết thúc dự án cho các cơ quan cấp trên. Báo cáo này bao gồm các thông tin về các công việc đã được triển khai thực hiện hoặc hoàn thành, các khoản viện trợ đã được giải ngân... Các Bộ, địa phương chủ quản có trách nhiệm thực hiện các báo cáo quý về tiến độ triển khai các dự án

ODA thuộc phạm vi quản lý của Bộ và địa phương mình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập báo cáo nửa năm và hàng năm về tình hình triển khai thực hiện các dự án ODA.

Năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các Ban quản lý dự án tại thành phố Hạ Long còn hạn chế, do lần đầu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Yếu kém bắt nguồn từ các nguyên nhân như cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, cơ sở vật chất còn thiếu, khó tuyển được cán bộ có đủ năng lực do lương thấp vì định mức chi phí cho các ban quản lý dự án tỉnh thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)