Quản lý đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Quản lý đầu tư xây dựng

* Các căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016- 2020 của thành phố:

- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011- 2015 của Thành phố theo từng nguồn vốn;

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố; các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch 5 năm 2016-2020;

- Chương trình hành động thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của tỉnh giai đoạn 2014-2020;

- Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt;

- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh vực, chương trình;

- Cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: PPP, xã hội hóa...

* Công tác quản lý dự án đầu tư tại thành phố Hạ Long gặp khó khăn như: + Thời gian chuẩn bị dự án và chuẩn bị thực hiện dự án kéo dài, bao gồm từ khâu đề xuất ý tưởng dự án cho đến khi ký kết điều ước cụ thể về ODA thường mất khoảng từ 2 - 3 năm, dẫn đến việc dự án phải điều chỉnh thiết kế, thay đổi phương án thi công, công nghệ dự kiến, tổng mức đầu tư thay đổi do biến động về giá cả và chi phí giải phóng mặt bằng…

+ Quy trình thanh toán vốn ODA cũng rất phức tạp và qua rất nhiều “cửa” từ ban QLDA, đến kho bạc, Bộ Tài chính, ngân hàng... tiền mới có thể về được tài khoản nhà thầu. Do vậy, một số nhà thầu không nắm bắt hết được quy trình thanh toán nên công tác thanh toán giải ngân bị chậm trễ.

+ Giữa Quảng Ninh và các nhà tài trợ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc hài hòa quy trình, thủ tục, song vẫn còn tồn tại khác biệt giữa các bên trong các lĩnh vực (đấu thầu, chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đánh giá tác động môi trường)... dẫn đến dự án triển khai chậm, đồng nghĩa với việc giải ngân vốn ODA cũng không đáp ứng được kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 82)