Tổng quan tài liệu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài

Các nghiên cứu của Boone (1996) và Lensink và Morrissey (2000) đã tập trung đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác động xấu của các nước đang phát triển khi tiếp nhận nguồn vốn ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ. Các nghiên này đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA. Hơn nữa, các tác giả đã khẳng định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ.

Chenery và Strout (1966) nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA. Tác giả đã lập luận rằng hỗ trợ phát triển từ các nước giàu cho các nước đang phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, bằng cách cung cấp một lượng vốn cần thiết ở giai đoạn đầu, rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Teboul và Moustier (2001 cho thấy, lượng vốn ODA từ bên ngoài ảnh hưởng tích cực đối với trường hợp của các nước trong tiểu vùng Sahara châu Phi. Hỗ trợ phát triển từ nước ngoài đã tác động gia tăng tiết kiệm và tăng trưởng GDP, góp phần phát triển kinh tế các nước tiếp nhận ODA của sáu quốc gia đang phát triển trên biển Địa Trung Hải giai đoạn 1960-1966.

SANGKIJIN, Korea Student Aid Foundation (KOSAF), South Korea &CHEOLH.OH, Soongsil University, South Korea (2012), đã nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại các nước nhận viện trợ, trên cơ sở phân tích dữ liệu thu hút và sử dụng ODA tại 117 quốc gia trong suốt 28 năm 1980-2008. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kinh tế ODA của các nước đang phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện chính trị (ví dụ, minh bạch quốc gia), và điều kiện kinh tế của từng quốc gia (ví dụ, mức thu nhập). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, một khi mức độ minh bạch của một quốc gia đạt đến một điểm nhất định, hiệu ứng cận biên ròng kinh tế ODA cho các quốc gia giảm, thì ODA tác động có hiệu quả đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các Quốc gia nhận viện trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)