5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh
- Các chính sách ODA trong nước cần phải được liên tục cập nhật, điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình Việt Nam và quốc tế. Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cần có đánh giá tổng kết những vấn đề mà nhà tài trợ ODA và quy trình và thủ tục để hài hòa với Việt Nam trong thời gian qua cũng như những vấn đề còn bất cập cần tiếp tục tinh giản và hài hòa giữa Việt Nam và nhà tài trợ.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong thu hút và quản lý vốn ODA tại tỉnh Quảng Ninh: Công khai hóa quy hoạch huy động, xét duyệt, sử
dụng vốn ODA, tạo điều kiện cho các cơ quan tham mưu tổng hợp số liệu báo cáo, thống kê, kiểm tra đánh giá dự án; kịp thời khắc phục, loại bỏ những sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng dự án và quá trình giải ngân, tránh thất thoát, lãng phí.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong công tác thu hút và quản lý ODA của các ban, ngành ở tỉnh Quảng Ninh: Phối hợp chặt chẽ giữa sở Kế hoạch và Đầu tư với các sở, ngành liên quan như Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính… để đề xuất dự án nhận vốn ODA thích hợp, phối hợp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện, tránh thiếu sót hay chậm trễ báo cáo và cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý để mỗi cấp quản lý thấy được nghĩa vụ và quyền lợi, trách nhiệm của mình
KẾT LUẬN
ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho nước đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn ODA là một trong những nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Chính vì vậy, việc nâng cao các khả năng quản lý và thực hiện các dự án ODA là một yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn “Quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” đã đi sâu phân tích và đạt được kết quả:Một là, hệ thống lý luận cơ bản về thu hút dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA.
Hai là, phân tích thực trạng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với các nội dung quan trọng như đánh giá quy trình sử dụng vốn, các hoạt động quản lý chất lượng, thời gian, chi phí, nhân lực, thông tin, rủi ro….đặc thù của nguồn vốn ODA.
Ba là, đánh giá, phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hút dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hạ Long như phân quyền quản lý vốn, các chính sách pháp luật thực thi, các bên liên quan.
Bốn là, hệ thống hóa quan điểm và giải pháp nhằm thu hút dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hạ Long nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA thành phố Hạ Long trong thời gian tới, nhà nước, chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, lựa chọn các lĩnh vực, ưu tiên các lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA này một cách hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2002), Tổng quan viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam năm 2002, Văn phòng thường trú UNDP tại Việt Nam phát hành, Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Dũng (2010), Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin
3. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Lao Động- Xã Hội, Hà Nội.
4. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014.
5. Vũ Thị Kim Oanh (2002), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tai Việt Nam, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
6. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội.
7. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2006), Tổ chức và điều hành dự án, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Đinh Thế Hiển (2002), Quản lý dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội. 9. Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh
tế Quốc Dân Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Sĩ (2010), Giải pháp tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Tạp chí Ngân hàng, (5/2010), pp 5-6.
11. Phạm Thị Túy (2009), Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
12. Tôn Thành Tâm (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tai Việt Nam, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
13. Boone, P., 1996. Politics and the effectiveness of foreign aid. European Economic Review 40, 289- 329
14. Chenery, H.B. and Strout, A.M. 1966. “Foreign Assistance and Economic Development”, American Economic Review, vol.56, pp.679-733.
15. Lensink, R., Morrissey, O., 2000. Aid instability as a measure of uncertainty and the positive impact of aid on growth. Journal of Development Studies 36, pp30-48
16. SANGKIJIN, Korea Student Aid Foundation(KOSAF), South Korea &CHEOLH.OH, Soongsil University, South Korea, ” revisiting effects and stratregies of officia development assistance (ODA): apnet analysis”, © International Review of Public Administration 2012, Vol. 17, No. 3. 17. Teboul, R., and E Moustier (2001), “Foreign Aid and Economic Growth:
thecase of the countries South of the Mediteranean”, Applied Economics Letters 8, pp 187-190.
Website
18. http://www.cantholib.org.vn/Database/Content/348.pdf