5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn ODA tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Một là, xác định rõ tiến độ triển khai cụ thể của từng hạng mục chủ yếu và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan, đặc biệt là đối với các dự án có khối lượng đền bù, giải phóng mặt bằng lớn.
Hai là, lựa chọn lĩnh vực cụ thể nhằm kêu gọi và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn ODA. Đảm bảo tính chủ động trong tiếp nhận, quản lý và sửa dụng vốn ODA. Cần phải nhận thức đây không phải là nguồn vốn cho không. Có nhiều địa phương do yếu kém về nhận thức nên đã “chạy đua xin” dự án ODA bằng mọi giá. Cần có quy hoạch rõ ràng trong thu hút ODA. Thành phố Hạ Long không nên thu hút vốn ODA bằng mọi giá mà chỉ thu hút ODA ở những lĩnh vực, chương trình, dự án quan trọng và thực sự cần thiết.
Ba là, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực thực hiện các dự án thu hút nguồn vốn ODA, có thể tư vấn hỗ trợ cho các đối tác đầu tư vào thành phố, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, không lợi dụng chức quyền gây ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của đối tác.
Bốn là, thành phố Hạ Long cần có cơ chế, giám sát chặt chẽ dự án ODA. Nếu không có cơ chế quản lý và giám sát nghiêm ngặt đối với các dự án ODA thì dẫn đến tình trạng dự án bị chậm tiến độ, sử dụng nguồn vốn lãng phí, tình trạng tham nhũng xuất hiện và chất lượng dự ạn ODA không cao. Công tác giám sát cần chặt chẽ, thường xuyên, liên tục qua các hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, phát hiện những sai sót, yếu kém trong việc thực hiện các quy định pháp luật và điều ước quốc tế về ODA
Năm là, có hỗ trợ các đối tác đầu tư ODA về chính sách đất đai, thuế, điều kiện và thủ tục đầu tư. Cải cách hành chính các cơ quan công quyền trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư ODA.UBND tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường phân cấp trong quản lý ODA cho thành phố
Hạ Long. Việc phân cấp quản lý cần có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như trách nhiệm trước những sai sót xảy ra khi thực hiện dự án.
Sáu là, Ban lãnh đạo thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh cần nhìn nhận vốn ODA là quan trọng nhưng vốn đối ứng trong nước có tính quyết định. Nếu sử dụng vốn ODA không hiệu quả thì không những không có tác động tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói và giảm nghèo mà còn đẩy đất nước vào vòng nợ nước ngoài, nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài càng trầm trọng hơn.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU