Đối với Nhà nước, Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ

Khẩn trương sửa đổi khung pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế đã được Quốc hội thông qua; (ii) sớm đặt vấn đề nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành Luật quản lý và sử dụng vốn ODA để thay thế cho các Nghị định và văn bản còn phân tán trước đây. Các nội dung chính của Luật quản lý và sử dụng vốn ODA bao gồm: (a) quan điểm và chế tài cần phải được thể hiện trong Luật là, nguồn vốn ODA là nguồn vốn của nhà nước, là khoản nợ quốc gia, cần phải quản lý như quản lý ngân quỹ nhà nước, ngân sách nhà nước; (b) Quốc hội có quyền và trách nhiệm xem xét và quyết định phân bổ vốn ODA cho các dự án ngay trong quá trình quyết định dự toán và phương án phân bổ Ngân sách nhà nước; c) Luật cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc ra quyết định, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; quy định về trách nhiệm tổ chức tổng hợp, phân tích thông tin, đánh giá tình hình, xem xét tình hình và kết quả thực hiện dự án trong mối quan hệ không tách rời với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, như dư nợ quốc gia, dư nợ chính phủ, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách nhà nước.. (d) Chế tài của Luật phải đủ mạnh để nâng cao trách nhịêm và xác định trách nhiệm của người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư

phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng của dự án, sắp xếp và tổ chức lại các Ban Quản lý dự án theo đúng các tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp; Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên các Ban Quản lý dự án, phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đề xuất các bịên pháp xử lý. Thực hiện thanh toán trả nợ nước ngoài một cách đầy đủ và đúng hạn, tránh để nợ quá hạn phát sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan hệ quốc tế; đồng thời, có các biện pháp để chuyển đổi nợ thành đầu tư trong nước, xin xoá nợ, giãn nợ, tăng khả năng thanh toán trả nợ bằng hàng năm ... nhằm giảm sức ép trả nợ hoặc giảm nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.

- Về giải ngân vốn ODA, cần hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn trên tinh thần cải tiến thủ tục quản lý, cấp phát vốn theo quy định của Luật NSNN. Tăng cường kiểm soát trước, kiểm tra sau đối với các khoản chi từ nguồn vốn nước ngoài (từ tài khoản đặc biệt /tạm ứng của dự án mở tại các ngân hàng thương mại), kiểm soát việc rút vốn của các cơ quan liên quan, xác định thời gian xử lý hồ sơ rút vốn, ngay cả với các Ngân hàng thương mại phục vụ.

- Về chính sách thuế đối với các dự án ODA, cần chỉnh sửa các văn bản luật liên quan để tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và nộp thuế; đồng thời, tạo ra một mặt bằng về thuế đối với tất cả các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau. Hướng dẫn thuế GTGT áp dụng đối với các dự án sử dụng ODA; hàng hoá, vật tư nhập khẩu để thực hiện các dự án sử dụng ODA không hoàn lại thì không phải nộp thuế GTGT; máy móc, thiết bị...do nhà thầu nước ngoài mang vào Việt Nam phục vụ thi công dự án ODA thì được miễn thuế nhập khẩu, thuế GTGT và phải tái xuất khẩu khi hoàn thành công trìnhTăng cường trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức được giao vốn ODA thông qua việc thu đủ thuế GTGT nhằm đảm bảo phản ánh đúng giá trị công trình, và không tạo ra lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện

các dự án ODA. Miễn thuế, lệ phí cho các chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình /dự án sử dụng ODA. Không thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT với hàng hoá nhập khẩu là hành lý cá nhân của chuyên gia nước ngoài...

- Về vốn đối ứng, Luật Ngân sách bổ sung điều khoản quy định việc đảm bảo đủ vốn đối ứng cho các chương trình /dự án ODA; đồng thời, nâng cao tính chủ động cho các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch vốn đối ứng cho các dự án. Làm tốt công tác kế hoạch hoá vốn đối ứng (kể cả vốn cấp phát và vốn tín dụng), bảo đảm đầy đủ và kịp thời để đưa vào dự toán NSNN hàng năm trình Quốc hội quyết định, tránh tình trạng phải điều chỉnh bổ sung, gây bị động cho NSNN.

- Về cơ chế bảo lãnh của Chính phủ, cần sớm sửa đổi Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của DN và các tổ chức tín dụng. Chỉ thực hiện quy chế bảo lãnh cho các dự án quan trọng khi trị giá vay cần được bảo lãnh nằm ngoài khả năng bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại (hoặc khi người cho vay yêu cầu nhất thiết phải có bảo lãnh của Chính phủ). Khắc phục tình trạng phối hợp chưa đầy đủ và chưa kịp thời giữa các cơ quan quản lý với cơ quan bảo lãnh để xác định hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của người vay, nâng cao nhận thức của người đi vay về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với các khoản nợ vay nước ngoài.

- Về Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, cần ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài để quản lý các khoản vốn thu hồi từ các dự án được sử dụng ODA dưới hình thức cho vay lại của Chính phủ. Chỉ đưa vào NSNN phần trả nợ cho các dự án cho vay lại theo nghĩa vụ trả của năm đó, số chênh lệch giữa lãi suất cho vay lại và lãi suất vay của nước ngoài và những khoản nợ gốc được thu hồi trước thời hạn trả nợ nước ngoài được tích luỹ lại trong Quỹ để đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai và bù đắp các rủi ro trong quá trình cho vay lại. Tăng cường dự phòng để trả cho các khoản bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)