5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng thương
thương mại
1.1.3.1. Yếu tố môi trường bên ngoài ngân hàng thương mại
“- Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàngtác động rất lớn đến cơ chế, chính sách, hoạt động của ngân hàng, cũng như việc trả lương cho CBNV của ngân hàng. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng phải được thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trường lao động.
- Môi trường kinh tế: Các chu kỳ kinh tế như tăng trưởng, suy thoái hay lạm phát, dân số... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo ra cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành: Cơ cấu nhân lực của ngành được thể hiện qua tuổi tác, giới tính, thể lực, trình độ dân trí, sự hiểu biết của các tầng lớp dân cư, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng như các nguồn lao động bổ sung.
- Khoa học và công nghệ: Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các phần mềm, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó,
thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng.
- Thông tin, truyền thông: Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước.
- Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác: Sự cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực của các ngân hàng khác trong cùng ngành tác động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của mỗi ngân hàng. Nó tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực từ ngân hàng này đến ngân hàng khác, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi lẽ, các đặc điểm kỹ thuật sản xuất, yêu cầu về nguồn nhân lực của các ngân hàng về cơ bản luôn có sự tương đồng.
- Năng lực của các cơ sở đào tạo: một trong những nguồn cung cấp lao động rất quan trọng cho các ngân hàng, khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ dư thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, chất lượng của các cơ sở đào tạo cũng phải được xem là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực của các ngân hàng trong tương lai.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội.” (Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm, 2004).
1.1.3.2. Yếu tố môi trường bên trong
“- Chiến lược phát triển nhân lực của Ngân hàng: Chiến lược phát triển của ngân hàng định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ
quản lý, cán bộ, nhân viên lành nghề và phát huy tài năng của họ. Từ chiến lược đó, Ngân hàng sẽ đặt ra những yêu cầu cho đào tạo và phát triển nhân lực trong thời gian tới, bằng cách lập ra kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhân lực về số lượng và chất lượng để thực hiện được các chiến lược đã đề ra.
- Quy mô, cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào quy mô của ngân hàng. Điều này có nghĩa là với quy mô ngân hàng lớn, nhiều nghiệp vụ, thì cũng đòi hỏi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với những ngân hàng nhỏ hơn với số nghiệp vụ ít hơn.
- Quan điểm của lãnh đạo: Quan điểm trong công tác lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý tác động rất lớn đến việc quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng. Cách thức, phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo sẽ định hướng cách thức làm việc của người lao động. Bên cạnh đó, cách thức bố trí, sử dụng, đãi ngộ người lao động cũng xuất phát từ quan điểm lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý. Do vậy, yếu tố này tác động rất lớn đến công tác quản lý nguồn nhân lực.
- Văn hóa doanh nghiệp: là một trong những yếu tố quyết định đến sự gắn bó của một người lao động đối với doanh nghiệp, nó thể hiện cách ứng xử của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp với nhau, cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên và ngang cấp, nó tạo nên nét riêng biệt của một doanh nghiệp và là nét truyền thống cần phải phát triển trong quá trình phát triển ngân hàng.
- Môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để tạo lập môi trường làm việc thật sự thân thiết, gắn bó và được duy trì bền vững, việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.”(Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm, 2004).